Hai ngọn nến lung linh- Truyện ngắn dự thi mã số 177 với chủ đề “Tình Cha”

Truyện ngắn dự thi mã số 177 của tác giả Nguyễn Quốc Toàn (Đồng Nai)

HAI NGỌN NẾN LUNG LINH

Ở một làng nó có hai bố con Vỹ An sống trong một túp lều đơn sơ nhưng sống chan hòa yêu thương nhau tựa như hai ngọn nến lung linh thắp sáng một vòm trời. Một hôm, Tâm Anh mãi mê đi trên con đường đất đỏ hồng rực màu hoa giấy. Tâm Anh chạy ngang qua đường để ngắt hái chúng. Nhưng chẳng may xe ô tô va quẹt vào cô bé. Đôi chân cô bé  bị tàn phế. Từ dạo ấy, Tâm Anh luôn nhốt mình vào bốn bức tường âm u,  chỉ lưa thưa vài đốm sáng len lõi vào trong.  Và mỗi khi gặp bố, Tâm Anh luôn lạnh lùng, cáu gắt, hằn hộc. Người bố hiểu được tâm trạng của con nên ông không than phiền một điều gì với cô bé.

Một hôm, bố Vỹ An mang cơm cho Tâm Anh. Tâm Anh vừa nhìn thấy bố, cô bé vội đẩy chiếc xe lăn vào một góc phòng. Ông biết là con đang muốn tránh mặc mình vì mặc cảm. Ông ôn tồn nói với con:

-Đã hai ngày qua, con không ăn uống gì, con ráng ăn một chút cho khỏe, con nhé! Hôm nay,bố có nướng món gà mà con ưa thích này.

Nói rồi, ông đặt mâm cơm cỏ nhìn một chiếc bàn. Ông vừa lủi thủi bước ra thì ông nghe một tiếng choảng, làm ông nhói con tim từng giờ, từng khắc. Lời nói của Tâm Anh như xát muối vào lòng ông:

-Ăn với uống này! Bố ra ngoài cho con, con không cần bố thương hại cho con đâu!

Ông Vỹ An hiểu được tâm trạng của ông lúc bấy giờ. Nên ông vội đi ra. Đã bao đêm ông ngước nhìn lên trời cao như thầm mong ước một điều gì đó.

Một chiều nọ, ông đẩy chiếc xe lăn cùng cô con gái đi dạo. Tâm Anh càu, nhéo, cắn vào vai ông rướm máu. Nhưng ông vẫn thản nhiên như không. Đến một ven đường, cô bé thấy hai bố con nọ đang bán những tờ vé số dạo. Người bố tay chân co quắp, còn người con thì mù lòa. Cô bé chạnh lòng thương. Cô bé nói với bố:

-Bố ơi, mình mua giúp cho bác và em ấy vài tờ vé số đi bố! Con thấy hai bố con bác ấy đáng thương quá, bố ạ.

Ông vui mừng  không kể xiết, ông vỗ về Tâm Anh, ông khẽ nói:

-Bố rất vui mừng vì con gái của bố đã nghĩ được những điều tốt lành cho bác và em nhỏ. Con có biết vì sao hai bố con tật nguyền ấy có thể sống cùng nhau trong một hoàn cảnh đớn đau tột cùng không con?

-Dạ, không bố ạ! Nhưng vì sao hai bố con họ có thể chịu đựng được như vậy, hở bố?

Ông vuốt lên mái tóc cô bé, ông từ từ giảng giải cho con hiểu:

-Đó là vì tình thương con ạ. Cũng giống như bố thương con vậy. Và sự sống trên cõi đời này,… đó là điều đáng quý, đó con.  Không nên hủy hoại chính bản thân mình khi mình gặp biến cố không may. Mà hãy biết vượt lên chính mình con nhé, như hai bố con bán vé số dạo mà con vừa gặp. Hai bố con ấy tựa như hai ngọn nến lung linh con nhỉ?

-Dạ, con hiểu rồi bố ạ. Con xin lỗi bố trong những chuỗi ngày qua con làm cho bố buồn phiền vì con rất nhiều. Con hứa với bố là từ nay con sẽ không như thế nữa ạ.!

Một lời nói của con làm ông chợt ấm lòng. Cũng từ đó, tình cảm hai bố con được trở lại như xưa, thắp sáng hai ngọn nến lung linh trông giống một dải Ngân hà trong cõi mộng.

NQT

Có 180 truyện ngắn qua sơ khảo đăng trên trang web: datviethp.com

Hải Phòng: Vũ Hoàng Lâm, Bùi Sỹ Căn, Nguyễn Hùng, Vũ Ngọc Anh, Đào Thị Ngọc Lan, Phạm Văn Thi, Lê Thị Ngọc, Lê Việt Hùng, Bùi Mai Linh, Trần Thái Hưng; Hà Nội: Nguyễn Đức Thiêm, Nguyễn Lan Hương, Trung Thành, Vân Trang, Nguyễn Thị Tuyết, Bùi Thị Bích Hiền, Yến Dương, Đinh Thành Trung, Đặng Thị Thúy Tiên, Quang Huy, Nguyễn Thị Mai, Đinh Thị Hảo, Đặng Thảo; Hưng Yên: Nguyễn Quý Nghi, Nguyễn Thành Tuấn, Phan Thị Quỳnh, Lê Thị Mai Hiên; Quảng Ninh: Dương Phượng Toại, Nguyễn Thái Phú; TP Hồ Chí Minh: Lục Thị Hà My, Lê Thị Thanh Thương, Phạm Thảo Uyên, Nguyễn Đan Thụy, Nguyễn Thùy Dương, Nguyễn Trần Thanh Trúc, Nguyễn Nữ Thanh Thuận, Huỳnh Chính, Vũ Đình Đại; Thụy Sỹ: Hoàng Yến; Nam Định: Phạm Mai Hương; Hải Dương: Nguyễn Thị Hiền, Đoàn Thị Lan, Dương Anh Thanh; Mỹ: Trần Thanh Toàn; Cộng hòa Pháp: Nguyễn Nga; Nhật Bản: Tăng Hoàng Phi; Nghệ An: Thái Thị Lan Anh, Nguyễn Thị Doanh, Cao Văn Quyền, Đậu Thị Minh Trang; Liên bang Nga: Nguyễn Hắc Long; Khánh Hòa: Nguyễn Thúy Hà, Vũ Thị Thảo, Lê Đức Bảo; Quảng Ngãi: Châu Sa, Nguyễn Thị Yến Ngọc; Quảng Trị: Nguyễn Thị Thu Hà, Bùi Trương Mỹ Giang, Hoàng Hữu Hóa; Quảng Nam: Nguyễn Thị Thanh Thảo; Bà Rịa Vũng Tàu: Phạm Thanh Thảo, Cao Thị Hà, Mõ Chiều; Bắc Giang: Hương Lý, Trần Thị Thơm; Đắk Lắk: Trần Thị Hoa, Hoàng Ngọc Hương, Nguyễn Thị Hồng; Đà Nẵng: Lưu Thị Dung, Lê Thị Hồng Diễm, Nguyễn Thanh Trà; Thái Bình: Đinh Thị Phương Nhung, Tuệ Lam, Nguyễn Hạnh; Bến Tre: Phạm Trà Mị; Đồng Nai: Nguyễn Thị Ngọc Trâm, Trần Thị Kiều Trinh, Ngô Nữ Thùy Linh, Nguyễn Tâm Thanh, Nguyễn Quốc Toàn; Phú Yên: Võ Thị Hạnh Dung; Thanh Hóa: Trịnh Ngọc Lâm, Đào Thị Mai, Hà Thị Ánh Tuyết, Cao Thị Tỵ; Hà Tĩnh: Nguyễn Hồng Minh, Trần Phan Thùy Linh; Thừa Thiên- Huế: Nguyễn Đình Duy Lộc, Nguyễn Thị Trúc Nhi, Nguyễn Thị Bảo Ngọc, Nguyễn Thị Thanh Túy, Đặng Văn Sử, Ngàn Thương, Trang Thùy; Đồng Tháp: Huỳnh Thị Huyền Trâm; An Giang: Mỹ Dung; Long An: Đỗ Thị Tuyết Mai, Thi Hoàng Khiêm, Nguyễn Thanh Dũng; Gia Lai: Li Phan; Bình Dương: Hồng Minh, Trần Mặc, Trần Thu Thảo; Ninh Bình: Lê Văn Ngọc; Bắc Ninh: Nguyễn Huy Thảo; Lâm Đồng: Nguyễn Duy Vinh; Thái Nguyên: Hồ Điệp; Cà Mau: Tô Như Ý; Nam Định: Phạm Anh Tuấn; Điện Biên: Chu Anh Linh; Tiền Giang: Lê Yên Lam; Sóc Trăng: La Bửu Dung; Bình Thuận: Nguyễn Vũ An Hòa; Tây Ninh: Phùng Văn Định; Đà Nẵng: Phan Thị Ngọc Trang; Đắk Nông: Cẩm Tím; Cần Thơ: Phạm Thị Thúy Kiều, Hồ Quyền Trang; Hậu Giang: Phan Ngọc Huệ; CH Đức: Trần Minh Thịnh; Phú Thọ: Tiểu Du, Trần Thị Lệ Thu; Bình Định: Trương Thị Thúy; Hà Tĩnh: Phan Thị Thu Hiền; Bình Thuận: Quách Thái Di; Bình Phước: Lê Chung; Tây Ninh: Lê Thị Mỹ An; Vĩnh Phúc: Đỗ Thị Ngọc Bích.

BTC

Bài viết khác

Tác giả: minhtri