Lễ hội đầu xuân với các sự kiện: Trung tâm nghiên cứu và tư vấn phát triển đô thị Hải Phòng khai xuân; Viện nghiên cứu phát triển đô thị Hải Phòng khai xuân; Công ty CP tư vấn xây dựng và phát triển đô thị Hải Phòng khai xuân cứu phát triển đô thị Hải Phòng; Chuẩn bị cho Đại hội lần thứ nhất Đại hội đại biểu Hội đồng họ Nguyễn quận Hồng Bàng nhiệm kỳ 2024- 2029; Trung tâm phát triển cộng đồng khai xuân; Lễ khánh thành Chùa Viên Minh; Hội làng tại Chùa Viên Minh; Lễ hội Đình Dư Hàng Kênh; Văn phòng Hội KHPT NNLNT Hải Phòng đón khách; Chào mừng hội viên mới CLB Thiền trà Đức Viên; Trao đổi tìm hiểu về cụ Phan Trứ; Gặp gỡ chiều xuân; Vì một cuộc sống khỏe mạnh hơn hạnh phúc hơn; Giới thiệu CLB Thực dưỡng Hải Phòng; Dự thảo kịch bản ngày 8/3/2024 HĐ các dòng họ Việt Nam tại Hải Phòng; Thư mời tham dự sinh hoạt thường kỳ tháng 3/2024 CLB Thơ Việt Tiệp; Thư mời tham dự tọa đàm “Ứng dụng Diện Chẩn cho người dân đô thị”; Giao lưu gặp gỡ Hội cựu học sinh trường cấp 1+2 Hồng Bàng khóa 1977- 1985; Giới thiệu tập thơ “Vui từ cối đá”; Sinh hoạt thường kỳ tháng 3/2024 CLB Thơ Việt Tiệp; Gặp gỡ cuối tuần tại Thiền trà Đức Viên; Trao đổi tìm hiểu về “Thầy thuốc tự thân”; Tọa đàm “Ứng dụng Diện Chẩn cho người dân đô thị”; Đoàn CLB Hải Phòng học chiêm bái dâng hương Chùa Chiêu Tường; Hướng tới Đại hội đại biểu Hội đồng họ Nguyễn quận Hồng Bàng; Đoàn CLB Hải Phòng học chiêm bái dâng hương Chùa Quang Khánh; Đoàn CLB Hải Phòng học chiêm bái và dâng hương Chùa Phù Am; Kỷ niệm hành trình về nguồn.
Trung tâm nghiên cứu và tư vấn phát triển đô thị Hải Phòng khai xuân
Ngày 26/2/2024, tại trụ sở số 233 Trần Nguyên Hãn, TP Hải Phòng; Trung tâm nghiên cứu và tư vấn phát triển đô thị Hải Phòng trực thuộc Hội khoa học phát triển nguồn nhân lực nhân tài Hải Phòng tổ chức khai xuân. Phát biểu khai xuân, Ths Nguyễn Hữu Hoàn- Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và tư vấn phát triển đô thị Hải Phòng đã điểm lại những hoạt động chính của Trung tâm trong thời gian qua, tiêu biểu là việc ký hợp đồng đánh giá tác động môi trường khu vực hai bên bờ sông Kinh Thầy ở tỉnh Hải Dương; CLB nghiên cứu đô thị Hải Phòng của Trung tâm hoạt động hiệu quả. Bước sang năm mới 2024, Trung tâm nghiên cứu và tư vấn phát triển đô thị Hải Phòng trực thuộc Hội khoa học phát triển nguồn nhân lực nhân tài Hải Phòng tiếp tục phát huy thế mạnh là đánh giá tác động môi trường cho các tổ chức, doanh nghiệp. Liên doanh liên kết với các đơn vị thực hiện công tác nghiên cứu và tư vấn phát triển đô thị Hải Phòng. Khai xuân Trung tâm nghiên cứu và tư vấn phát triển đô thị Hải Phòng đã thu được kết quả tốt đẹp.
Viện nghiên cứu phát triển đô thị Hải Phòng khai xuân
Ngày 26/2/2024, tại trụ sở số 233 Trần Nguyên Hãn, TP Hải Phòng; Viện nghiên cứu phát triển đô thị Hải Phòng trực thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tổ chức khai xuân. Phát biểu khai xuân, Ts Nguyễn Văn Thứ- Viện trưởng Viện nghiên cứu phát triển đô thị Hải Phòng giao nhiệm vụ cho Ths, KTS Minh Trí xây dựng kế hoạch và kịch bản Lễ ra mắt Viện nghiên cứu phát triển đô thị Hải Phòng vào trung tuần tháng 3/2024. Thành phần tham dự: Đại diện lãnh đạo Liên hiệp các Hội KHKT Hải Phòng; lãnh đạo các Sở: KHCN, Xây dựng, Giao thông vận tải; Đại biểu khách quí, các đối tác cùng toàn thể CB CNV Viện nghiên cứu phát triển đô thị Hải Phòng. Nội dung: Tuyên bố lý do giới thiệu đại biểu; Phát biểu khai mạc; Trao quyết định thành lập Viện; Trao chứng chỉ hoạt động Viện; Ra mắt ban lãnh đạo Viện; Phát biểu của Viện trưởng; Phát biểu của các đối tác; Phát biểu cảm ơn; Liên hoan ẩm thực. Hân hạnh đón tiếp: BTC
Công ty CP tư vấn đầu tư phát triển giao thông đô thị Hải Phòng khai xuân
Ngày 26/2/2024, tại văn phòng số 520 Nguyễn Văn Linh, quận Lê Chân, TP Hải Phòng; Công ty CP tư vấn đầu tư phát triển giao thông đô thị Hải Phòng tổ chức khai xuân. Theo ông Đào Nguyên Đảm- Giám đốc công ty: Công ty CP tư vấn đầu tư phát triển giao thông đô thị Hải Phòng có chức năng nhiệm vụ: Khảo sát địa chất, địa hình, thuỷ văn; Thí nghiệm chuyên ngành xây dựng và kiểm định chất lượng công trình;Tư vấn lập quy hoạch, thiết kế công trình xây dựng; Đường dây và trạm biến áp đến 220kV; Điện mặt trời; Điện gió); Tư vấn lập quy hoạch, thiết kế công trình giao thông (Cầu, đường). Tư vấn lập quy hoạch, thiết kế công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn. Tư vấn lập quy hoạch, thiết kế công trình xây dựng dân dụng & công nghiệp. Tư vấn lập quy hoạch, thiết kế công trình hạ tầng kỹ thuật. Tư vấn giám sát thi công và lắp đặt thiết bị các công trình xây dựng. Thẩm tra các dự án đầu tư xây dựng. Kiểm tra, chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn chịu lực và chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình. Xây lắp các công trình dân dụng và công nghiệp, hạ tầng kỹ thuật, giao thông, thủy lợi, thủy điện, cấp thoát nước, viễn thông, đường dây và trạm biến áp đến 35kV. Khoan phụt xử lý nền móng công trình, khoan móng cọc nhồi. Khoan, lắp đặt thiết bị khai thác nước ngầm.
Chuẩn bị cho Đại hội lần thứ nhất Đại hội đại biểu Hội đồng họ Nguyễn quận Hồng Bàng nhiệm kỳ 2024- 2029
Ngày 26/2/2024, thường trực ban vận động thành lập hội đồng họ Nguyễn quận Hồng Bàng đã có cuộc họp chuẩn bị cho Đại hội lần thứ nhất Đại hội đại biểu Hội đồng họ Nguyễn quận Hồng Bàng nhiệm kỳ 2024- 2029. Theo đó, đại hội sẽ diễn ra vào hồi 17h, chiều thứ hai ngày 4/3/2024 tại hội trưởng khách sạn Cảnh Hưng, khu đô thị Long Sơn, phường Quán Toan, quận Hồng Bàng, TP Hải Phòng. Thành phần tham dự: đại diện lãnh đạo trung ương và địa phương; HĐ các dòng họ Hải Phòng; HĐ họ Nguyễn Hải Phòng; BVĐ cùng đại diện hội viên HĐ họ Nguyễn quận Hồng Bàng. Nội dung: Chào cờ; Tuyên bố lý do giới thiệu đại biểu; Bầu đoàn chủ tịch và thư ký đoàn; Báo cáo của BVĐ; Bầu BCH, Thường trực, Chủ tịch HĐ, Ban kiểm tra; BCH ra mắt; Phát biểu của lãnh đạo cấp trên; Thông qua nghị quyết đại hội; Phát biểu bế mạc; Liên hoan văn nghệ và chào mừng ngày Quốc tế phụ nữ 8/3. Hân hạnh đón tiếp: BTC
Trung tâm phát triển cộng đồng khai xuân
Ngày 26/2/2024 tại trụ sở số 58 Điện Biên Phủ, TP Hải Phòng; Trung tâm phát triển cộng đồng trực thuộc Hội Liên lạc Việt Kiều Hải Phòng tổ chức khai xuân. Phát biểu khai xuân, ông Trần Bá Đính- Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm phát triển cộng đồng đã điểm lại một số hoạt động của Trung tâm thời gian qua, tiêu biểu là Trung tâm duy trì tốt các hoạt động nội bộ; các hoạt động liên doanh liên kết với các tổ chức trong và ngoài thành phố được triển khai có hiệu quả. Trung tâm đã tư vấn cho một số con em kiều bào và thân nhân làm thủ tục xuất khẩu nhân lực. Trong chương trình “Xuân quê hương” chiều mùng 5 Tết Giáp Thìn; phòng TTTT của Trung tâm triển khai tốt bàn thư pháp để các ông đồ cho chữ kiều bào và thân nhân. Thời gian tới Trung tâm tiếp tục duy trì tốt các hoạt động; Tổ chức các chuyến du lịch cho kiều bào và thân nhân; làm tốt công tác xúc tiến thương mại; xuất khẩu nhân lực; là nhịp cầu gắn kết kiều bào với thành phố quê hương trong công tác ngoại giao nhân dân.
Lễ khánh thành Chùa Viên Minh
Ngày 27/2/2024, tại thôn Phi Liệt, xã Lại Xuân, huyện Thủy Nguyên, TP Hải Phòng; đã diễn ra lễ khánh thành Chùa Viên Minh. Tham dự có đại diện lãnh đạo thành phố và địa phương; Đại diện lãnh đạo Hiệp hội Làng nghề Hải Phòng; Ban quản lý di tích và bà con thập phương. Sau các nghi lễ truyền thống, hội nghị đã nghe phát biểu của chính quyền địa phương; phát biểu của ban quản lý di tích. Lễ cắt băng khánh thành Chùa Viên Minh đã diễn ra trang trọng đầm ấm. Theo ông Nguyễn An Hưng- Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Hải Phòng: Chùa Viên Minh đã được xây lên bởi bàn tay của nhiều nghệ nhân- hội viên bàn tay vàng Hiệp hội Làng nghề Hải Phòng. Bản thân trưởng ban quản lý xây dựng Chùa là ông Đổng Minh Túy- Phó Chủ tịch Hiệp hội, trưởng đại diện Hiệp hội Làng nghề Hải Phòng tại Thủy Nguyên. Chùa Viên Minh được đầu tư cải tạo xây dựng và có hạng mục xây mới là điểm sáng về giáo dục đạo đức và lẽ sống cho thế hệ trẻ địa phương.
Hội làng tại Chùa Viên Minh
Ngày 27/2/2024, tại thôn Phi Liệt, xã Lại Xuân, huyện Thủy Nguyên, TP Hải Phòng; đã diễn ra lễ khánh thành Chùa Viên Minh. Tham dự có đại diện lãnh đạo thành phố và địa phương; Đại diện lãnh đạo Hiệp hội Làng nghề Hải Phòng; Ban quản lý di tích và bà con thập phương. Sau các nghi lễ truyền thống, hội nghị đã nghe phát biểu của chính quyền địa phương; phát biểu của ban quản lý di tích. Lễ cắt băng khánh thành Chùa Viên Minh đã diễn ra trang trọng đầm ấm. Lễ khánh thành Chùa Viên Minh cũng là ngày hội làng Phi Liệt. Hàng năm cứ vào ngày 17,18 tháng giêng cán bộ và nhân dân trong làng lại vui mừng phấn khởi mở hội Chùa. Đây cũng là dịp để anh em con cháu các dòng họ trong làng cùng nhân dân địa phương hội tụ về đây nhằm ôn lại những trang sử hào hùng và khắc ghi những chiến tích của mảnh đất giàu truyền thống cách mạng và cũng là dịp để mỗi người con quê hương về dâng nén hương thơm tỏ lòng thành kính nơi cửa Phật, cầu cho mưa thuận gió hòa, mong mọi sự may mắn, bình an, cầu cho mọi người, mọi nhà an lành hạnh phúc, cùng nhau tưởng nhớ những người con của quê hương đã ngã xuống để bảo vệ thành quả cách mạng, bảo vệ mảnh đất thân thương, giành độc lập tự do cho dân tộc như ngày nay.
Lễ hội Đình Dư Hàng
Ngày 27/2/2024, đại diện Hiệp hội Làng nghề Hải Phòng đã tham dự Lễ hội Đình Dư Hàng, thuộc phường Dư Hàng Kênh, quận Lê Chân, TP Hải Phòng. Đình Dư Hàng được bộ Văn hóa Thông tin và Thể thao cấp bằng công nhận là Di tích Lịch sử- Văn hóa cấp quốc gia năm 1992. Qua nhiều lần, nhiều năm trùng tu, tôn tạo, đến nay ngôi đình đã được khang trang, sạch đẹp; tất cả đồ thờ tự trên cung thánh và dưới cung mẫu đã được tu thiết hoàn chỉnh. Nhân dịp kỷ niệm ngày mất của Đức Vương Ngô Quyền, phường Dư Hàng Kênh tổ chức Lễ hội văn hóa truyền thống đình Dư Hàng năm 2424, chương trình bao gồm: phần Lễ, có Lễ cáo yết, dâng hương; Lễ rước; Lễ Khai mạc; Lễ Tế tạ. Phần hội bao gồm nhiều hoạt động lễ hội đặc sắc như: Hoạt động chợ quê; các trò chơi dân gian; Lân, sư, trống hội, thư pháp, cờ tướng, chọi gà; hát chèo, hát dân ca, hát chầu văn; biểu diễn võ thuật; kéo co, nhảy bao bố, nấu ăn, cắm hoa, đạp niêu đất. Lễ hội là dịp để giới thiệu, quảng bá các giá trị văn hóa của Lễ hội, của di tích lịch sử văn hóa Quốc gia đình Dư Hàng đến với nhân dân và du khách thập phương.
Văn phòng Hội KHPT NNLNT Hải Phòng đón khách
Ngày 28/2/2024, tại trụ sở số 6 Minh Khai, Hồng Bàng, TP Hải Phòng; văn phòng Hội khoa học phát triển nguồn nhân lực nhân tài Hải Phòng đón khách quí đến thăm là anh Quang- Kiều bào Hunggary. Theo anh Quang: Hungary là một cường quốc tầm trung trong các vấn đề quốc tế, phần lớn là do ảnh hưởng về văn hóa và kinh tế của nó, nước này được coi là một quốc gia phát triển với nền kinh tế thu nhập cao và xếp hạng “rất cao” trong chỉ số phát triển con người, với công dân được chăm sóc sức khỏe toàn dân và giáo dục trung học miễn phí. Hungary có một lịch sử lâu đời với những đóng góp đáng kể về nghệ thuật, âm nhạc, văn học, khoa học và công nghệ. Đây là điểm đến du lịch nổi tiếng thứ mười ba ở châu Âu, thu hút 15,8 triệu khách du lịch quốc tế hàng năm. Hungary là thành viên của nhiều tổ chức quốc tế, bao gồm Liên Hợp Quốc, NATO, WTO, Ngân hàng Thế giới, IIB, AIIB, Hội đồng Châu Âu và Nhóm Visegrád.
Chào mừng hội viên mới CLB Thiền trà Đức Viên
Ngày 28/2/2024, CLB Thiền trà Đức Viên vui mừng kết nạp thêm hội viên mới là Ms Nguyễn Thị Đường, nâng tổng số hội viên CLB thành 22 hội viên. Theo Ms Nguyễn Thị Đường: việc tham gia CLB Thiền trà Đức Viên, giúp cho hội viên thấu hiểu hơn việc chủ động chăm sóc sức khỏe bản thân. Việc chăm sóc sức khỏe chủ động mang lại cho con người rất nhiều lợi ích, như tạo ra “lá chắn” toàn diện cho sức khỏe; tăng cường hệ miễn dịch tự nhiên, phòng ngừa bệnh tật; phát hiện sớm các bệnh tật giúp tăng khả năng chữa trị và khỏi bệnh; giảm thiểu áp lực lên hệ thống y tế và tài chính cho gia đình; kéo dài tuổi thọ và giúp bạn sống khỏe mạnh hơn, hạnh phúc trọn vẹn hơn. Sinh mệnh con người là thứ quý giá nhất, và sức khỏe luôn là yếu tố ưu tiên hàng đầu của con người ở bất kì độ tuổi nào, từ trẻ nhỏ, người trưởng thành đến người già. Sức khỏe là nền tảng quan trọng, giúp con người phát huy tối đa những khả năng của bản thân để có được một cuộc sống trọn vẹn như ý muốn, để theo đuổi sở thích, ước mơ cá nhân và tận hưởng những điều tốt đẹp từ cuộc sống.
Trao đổi tìm hiểu về cụ Phan Trứ
Ngày 28/2/2024, tại văn phòng CLB Thiền trà Đức Viên, số 48 An Đà, Hải Phòng; chúng tôi đã có cuộc trao đổi tìm hiểu về cụ Phan Trứ. Theo Nhà giáo Phan Trọng Điều- Phó Chủ tịch HĐ các dòng họ Hải Phòng, Chủ tịch HĐ họ Phan TP Hải Phòng: Hoàng Giáp Tiến sĩ Phan Trứ (1794-1852) quê ở Bát Trang, huyện An Lão, thành phố Hải Phòng. Ông đỗ cử nhân khoa Tân Mão 1831, năm sau ông đỗ Đệ nhị giáp tiến sĩ (Hoàng Giáp) và đứng đầu kỳ thi đình (đình nguyên) năm Nhâm Thìn 1832, đời vua Minh Mạng. Kể từ khi triều Nguyễn mở khoa thi đình để lấy Tiến sĩ, tất cả có 38 khoa, đầu tiên là khoa Nhâm Ngọ 1822 vào đời Minh Mạng thứ ba và khoa cuối cùng tổ chức năm 1919 đời vua Khải Định thứ 4. Phan Trứ là ông Đình Nguyên thứ 4, Tam nguyên Yên Đỗ Nguyễn Khuyến là Đình Nguyên thứ 22, Phan Đình Phùng- một anh hùng chống Pháp của phong trào Cần Vương là vị Đình nguyên thứ 24. Tổng cộng triều Nguyễn có 38 vị Đình Nguyên trong số 291 tiến sĩ. Kỳ họp thứ 4 HĐND thành phố ngày 19/07/2012 ra nghị quyết về đặt tên đường phố. Đình nguyên, Hoàng giáp, Tiến sĩ Phan Trứ được chọn đặt tên cho một phố thuộc quận Kiến An.
Gặp gỡ chiều xuân
Ngày 28/2/2024, tại Thiền trà Đức Viên, số 48 An Đà, Hải Phòng, chúng tôi vui mừng đón tiếp đoàn HĐ họ Lê huyện Thủy Nguyên, TP Hải Phòng. Theo ông Lê Hiếu: Họ Lê huyện Thủy Nguyên tự hào có Trạng nguyên Lê Ích Mộc. Vào mùa xuân năm Nhâm Tuất niên hiệu Cảnh Thống 5 (1502), triều đình mở hội thi kén người tài. Khoa thi Đình năm ấy, Lê Ích Mộc vượt lên đỗ Đệ nhất giáp “Tiến sĩ cập đệ nhất danh” (tức Trạng Nguyên). Không chỉ là vị Trạng nguyên đầu tiên của vùng đất Cảng Hải Phòng, Trạng nguyên Lê Ích Mộc còn là một người thầy giáo tận tuỵ, yêu thương học trò. Công lao và sự nghiệp của ông còn vang mãi với thời gian, được người đời lấy đó là gương để răn dạy con cháu vượt khó vươn lên trong học tập. Từ nhỏ, Lê Ích Mộc là một cậu bé thông minh, ham học và ngoan ngoãn, được bà con làng xóm yêu quý. Hàng ngày, sau những buổi phụ giúp cha mẹ, cậu thường tới chùa Ráng (chùa Thanh Lãng- Diên Phúc tự) nghe các nhà sư giảng kinh và mượn sách về tự học. Cảm động trước tấm lòng say mê, hiếu học của Ích Mộc, các nhà sư đã nhận ông làm đệ tử để kèm cặp thêm kinh sử. Tương truyền, Lê Ích Mộc thường lấy cát đổ lên mâm xoa phẳng, dùng ngón tay viết chữ lên để đọc, ghi nhớ rồi xoá đi. Đó là cách học “nhập tâm”, giúp người ta nhớ lâu, hiểu kỹ. Với học vấn uyên bác, các vị cao tăng chùa Láng đã dốc lòng dạy dỗ Lê Ích Mộc, trong khoảng 5 năm ông đã thông hiểu cả Tứ thư, Ngũ kinh lẫn giáo lý nhà Phật. Sách “Đại Việt đỉnh nguyên Phật lục” ca ngợi tài học của Lê Ích Mộc như sau: “Tam đông túc học chí Kim Cương”- nghĩa là 3 năm tu học, ông đã thấu triệt tinh thần và giáo lý của Kinh Kim Cương.
Vì một cuộc sống khỏe mạnh hơn hạnh phúc hơn
Ngày 29/2/2024 tại Thiền trà Đức Viên, số 48 An Đà, Hải Phòng; đã diễn ra giao lưu gặp gỡ giữa đại diện BCN CLB Thiền trà Đức Viên với tăng đoàn Chùa Quý Cao. Theo Đại đức Thích Thiện Hưng: Vì một cuộc sống khỏe mạnh hơn hạnh phúc hơn; Hạnh phúc là ý nghĩa và mục đích của cuộc sống, nó chính là mục đích tồn tại cuối cùng và xuyên suốt cả cuộc đời của mỗi con người. Đây là một câu nói của Aristotle- một nhà triết học Hy Lạp cổ đại. Ông đã nói những lời này cách đây hơn 2.000 năm trước và nó vẫn còn được công nhận cho đến ngày nay. Mỗi người sẽ cảm nhận hạnh phúc theo những cách khác nhau. Đối với bạn, có lẽ nó đơn giản chỉ là sự bình yên khi được sống là chính mình. Mặt khác, có thể là cảm giác an toàn khi ở cùng bạn bè, những người chấp nhận bạn vô điều kiện. Hay được tự do theo đuổi ước mơ cũng chính là một loại hạnh phúc. Hạnh phúc mô tả trải nghiệm của những cảm xúc tích cực chẳng hạn như niềm vui, sự mãn nguyện và sự hài lòng. Nghiên cứu đã chứng minh rằng hạnh phúc hơn không chỉ khiến bạn trở nên tốt hơn mà còn thực sự mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Giới thiệu CLB Thực dưỡng Hải Phòng
Ngày 29/2/2024, tại hội quán chay thực dưỡng Bảo Linh trực thuộc CLB Thực dưỡng Hải Phòng; số 70 đường Hồ An Biên, Hải Phòng; đã diễn ra chương trình giao lưu chay thực dưỡng. Trong từ “thực dưỡng” thì “thực” có nghĩa là ăn- một hoạt động giúp cơ thể hấp thu dưỡng chất thông qua con đường ăn uống. Còn “dưỡng” được hiểu là quá trình dùng các chất đã hấp thụ đó để đáp ứng mục đích, nhu cầu cho cơ thể. Hay nói cách khác, thực dưỡng là phương pháp dưỡng sinh thông qua việc ăn uống. Bản chất của chế độ ăn thực dưỡng là chế độ ăn kiêng, kiêng các loại thịt mà chỉ ăn thuần chay một cách cố định. Nguyên tắc của chế độ này là cắt giảm nguồn thực phẩm từ động vật, thay vào đó sử dụng thực phẩm được trồng theo mùa, lượng tiêu thụ trong bữa ăn thấp. Khi ăn chế độ này thì hệ tiêu hóa sẽ không phải làm việc quá nhiều bởi thực phẩm cung cấp vào chủ yếu là ngũ cốc, ít thành phần hóa học. Vì thế, theo thời gian, có thể khiến hệ tiêu hóa yếu được phục hồi trở lại. Xét về mặt bằng chung thì chế độ ăn thực dưỡng sẽ giúp người dùng có giấc ngủ ngon và sâu hơn. Không những thế, việc nhai kỹ trong chế độ này còn làm cơ mặt hoạt động tích cực, có thể giúp trẻ lâu và chống lão hóa.
Dự thảo kịch bản ngày 8/3/2024 HĐ các dòng họ Việt Nam tại Hải Phòng
Địa điểm: Cung Văn hóa LĐHN Việt Tiệp- số 53 Lạch Tray, Hải Phòng +7h30p- 8h: Đón khách; +8h- 8h45p: Dâng hương tại tượng đài lãnh tụ Nguyễn Đức Cảnh; Đội múa bài: Dâng hương- Công Thành phụ trách; 20 dòng họ cầm 20 tấm biển ghi tên họ và thực hiện nghi lễ diễu hành: 1/Họ Nguyễn; 2/Họ Lê; 3/Họ Lưu; 4/Họ Dương; 5/Họ Phan; 6/Họ Trịnh; 7/Họ Tạ; 8/Họ Ngô; 9/Họ Đặng; 10/Họ Đồng; 11/Họ Đoàn; 12/Họ Tô; 13/Họ Mạc; 14/Họ Đỗ; 15/Họ Hoàng; 16/Họ Đào; 17/Họ Bùi; 18/Họ Vũ; 19/Họ Đinh; 20/Họ Ong; Thả bóng bay; Sân khấu giữa sân múa chào mừng; Chụp ảnh kỷ niệm trước đại sảnh Cung Văn hóa Việt Tiệp; +8h45p- 9h10p: Văn nghệ chào mừng: (5 bài): 1/Dòng máu Lạc Hồng- Công Thành chuẩn bị; 2/Dân vũ họ Dương; 3/Tự hào Doanh nhân họ Nguyễn Hải Phòng- sáng tác và thể hiện: Nguyễn Hoài An (Họ Nguyễn); 4/Giận mà thương- Trình bày: Hồng Sâm-Trọng Bình-Thu Hòa (Họ Đỗ); 5/Trầu cau quan họ- Trình bày: Vân Hải- Trần Chiến (Họ Tạ); +9h10p: Chào cờ; Tuyên bố lý do giới thiệu đại biểu: Mc Minh Trí; +9h20p: Khai mạc: Ông Lê Quang Hiền- Phó Chủ tịch Trung ương HĐ các dòng họ Việt Nam, Chủ tịch HĐ các dòng họ Hải Phòng phát biểu khai mạc; +9h25p: Ông Nguyễn Xuân Sang- Phó Chủ tịch HĐ các dòng họ Hải Phòng đọc ý nghĩa lịch sử ngày 8/3; +9h35p: Tặng hoa: Mời các phụ nữ đại diện cho các dòng họ Hải Phòng bước lên sân khấu- Chủ tịch và Phó Chủ tịch HĐ các dòng họ Hải Phòng lên tặng hoa; +9h40p: Bà Tạ Thị Len- Phó Chủ tịch HĐ đại diện cho phụ nữ phát biểu đáp từ; +9h45p- 11h: Chương trình liên hoan văn nghệ: 1/Tốp ca: Họ Lưu Việt Nam (Họ Lưu); 2/Neo đậu bến quê (Họ Lưu); 3/Người mẹ của tôi- Trịnh Phúc (Họ Trịnh); 4/Từ làng Sen- Sáng tác: Phạm Tuyên. Hát song ca: Nguyễn Thùy Vinh và Nguyễn Hồng Kẽm (Họ Nguyễn); 4/(dự phòng): Cô gái Pa Ko- Sáng tác: Huy Thục. Hát tam ca: Nguyễn Minh Đặn, Nguyễn Thùy Vinh, Nguyễn Hồng Kẽm (Họ Nguyễn); 5/Về Quê.- Trình bày: Thanh Quí& Thanh Thúy (Họ Phan); 6/Đừng ví em là biển- Trình bày Đồng Mai (Họ Đồng); 7/Múa: Chiếc áo Bà ba (Họ Đồng); 8/Tìm em câu ví sông Lam, trình bày Trọng Bình (Họ Đỗ); 9/Hát chèo: Hát về Mẹ- Trình bày: Thanh Dâm (Họ Đoàn); 10/Chân Quê- Trình bày: Ca sĩ Vân Hải (Họ Tạ); 11/Múa: Vầng trăng Bác Hồ, thể hiện: Dương Sinh và tốp múa (Họ Dương). Kết thúc: 1/Bài hát: Thành phố chúng tôi, nhà máy chúng tôi- Công Thành; 2/Bài hát: Nối vòng tay lớn- Công Thành; 3/Bài hát: Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng- Công Thành; +11h: Bế mạc- Chụp ảnh kỷ niệm; +11h30p: Mời cơm BTC
Thư mời tham dự sinh hoạt thường kỳ tháng 3/2024 CLB Thơ Việt Tiệp
Trân trọng kính mời toàn thể hội viên cùng các bạn thơ tham dự sinh hoạt thường kỳ tháng 3/2024 CLB Thơ Việt Tiệp; Thời gian vào hồi 19h30p tối thứ sáu ngày 1/3/2024; Tại hội trường tầng 2 Cung Văn hóa LĐHN Việt Tiệp; Số 53 đường Lạch Tray, TP Hải Phòng. Nội dung: Thông tin hoạt động CLB thời gian qua và hướng hoạt động thời gian tới CLB Thơ Việt Tiệp; Thông tin về cuộc thi sáng tác thơ với chủ đề “Rạng rỡ miền Cửa Biển”- Phó Chủ nhiệm nhà thơ Anh Đào báo cáo; Thông tin về cuộc thi sáng tác thơ với chủ đề “Cung Văn hóa Việt Tiệp 35 năm xây dựng và phát triển”- Chủ nhiệm nhà thơ Minh Trí báo cáo; Thông tin về công tác hội phí- Phó Chủ nhiệm nhà thơ Hoàng Ngãi báo cáo; Giao lưu thơ nhạc; Chụp ảnh kỷ niệm. Hân hạnh đón tiếp: BCN CLB
Thư mời tham dự tọa đàm “Ứng dụng Diện Chẩn cho người dân đô thị”
CLB Nghiên cứu đô thị Hải Phòng kết hợp cùng CLB Thiền trà Đức Viên tổ chức tọa đàm “Ứng dụng Diện Chẩn cho người dân đô thị”; Thời gian vào hồi 8h30p sáng thứ bảy ngày 2/3/2024; Tại phòng họp số 48 phố An Đà, phường Đằng Giang, quận Ngô Quyền, TP Hải Phòng. Đại biểu để ô tô, xe máy tại Công ty xây dựng nhà ở số 40 An Đà, rồi đi bộ 50m đến nơi họp. Nội dung: Văn nghệ chào mừng; Tuyên bố lý do giới thiệu đại biểu; Phát biểu khai mạc; Tọa đàm “Ứng dụng Diện Chẩn cho người dân đô thị”; Hỏi đáp; Kết luận tọa đàm; BCH mời đại biểu dùng cơm chay bữa trưa; Bế mạc. Hân hạnh đón tiếp: BTC
Giao lưu gặp gỡ Hội cựu học sinh trường cấp 1+2 Hồng Bàng khóa 1977- 1985
Ngày 1/3/2024, tại khu sinh thái Hoàng Sơn, xã Hữu Bằng, huyện Kiến Thụy, TP Hải Phòng, Hội cựu học sinh trường cấp 1+2 Hồng Bàng khóa 1977-1985 đã tổ chức chương trình giao lưu gặp gỡ khai xuân Giáp Thìn 2024. Phát biểu khai xuân, bạn Nguyễn Văn Định- Trưởng ban liên lạc Hội cựu học sinh trường cấp 1+2 Hồng Bàng khóa 1977- 1985 điểm lại một số hoạt động BLL đã làm trong thời gian qua và đề ra hướng hoạt động trong thời gian tới, nổi bật là sẽ tổ chức một chương trình du lịch cho toàn khóa nhằm gắn kết thêm tình cảm bạn bè một thời suốt 8 năm (1977- 1985) dưới mái trường cấp 1+2 Hồng Bàng. Chương trình cũng nhận được góp ý của các bạn với mong muốn Hội ngày một phát triển và lớn mạnh. Một chương trình giao lưu văn nghệ, chụp ảnh kỷ niệm và liên hoan ẩm thực đã diễn ra vui vẻ, đầm ấm. Chương trình đã để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng người tham dự.
Giới thiệu tập thơ “Vui từ cối đá”
Ngày 1/3/2024, vui mừng giới thiệu đến độc giả tập thơ “Vui từ cối đá” của tác giả Trịnh Trường Hợp- Hội viên CLB Thơ Việt Tiệp. Tập thơ “Vui từ cối đá” khổ 13x19cm, dày 84 trang do NXB Hội Nhà văn cấp phép in ấn xuất bản. Trước khi in ấn tập thơ “Vui từ cối đá”, tác giả Trịnh Trường Hợp đã cho ra mắt độc giả hai ấn phẩm, đó là tập thơ “Tình trong cối đá”- NXB Văn học 2013, và tập thơ “Cối đá tình xưa”- NXB Văn học 2014. Lý do tác giả Trịnh Trường Hợp lấy “cối đá” làm đề tài xuyên suốt trong sáng tác thơ, là thực tế anh được đối tác nhờ đi khắp làng quê sưu tầm cối đá cũ để làm nguyên liệu xây “tháp cối” hiện đang được lắp dựng ở tỉnh Bắc Ninh. Trong thời gian khoảng 10 năm, anh Hợp đã thu gom được hơn 1.000 cối đá cũ, đủ là vật tư để làm nên “tháp cối” mà các bạn thấy trong ngày hôm nay. Có thể lấy mấy câu kết trong tập thơ “Vui từ cối đá” để minh họa cho bài viết này: Bây giờ cối lại bỏ không/ Ngày đêm tìm cối, đẵm công bao ngày/ Một nghìn cối đá hôm nay/ Làm nên tháp cối một ngày xuân sang.
Sinh hoạt thường kỳ tháng 3/2024 CLB Thơ Việt Tiệp
Ngày 1/3/2024 tại phòng họp tầng 2 Cung Văn hóa LĐHN Việt Tiệp số 53 Lạch Tray, Hải Phòng, đã diễn ra sinh hoạt thường kỳ tháng 3/2024 CLB Thơ Việt Tiệp. Phát biểu khai mạc, nhà thơ Minh Trí- Chủ nhiệm CLB đã điểm lại hoạt động CLB thời gian qua, tiêu biểu là việc CLB đã tổ chức thành công giao lưu thơ nhạc “Đất Cảng vào Xuân” và tham gia quán thơ cũng như các hoạt động hưởng ứng ngày thơ Việt Nam lần thứ XXII do Hội Liên hiệp VHNT Hải Phòng tổ chức. Thời gian tới hội viên CLB Thơ Việt Tiệp tích cực sáng tác thơ dự thi cuộc thi thơ với chủ đề “Rạng rỡ miền Cửa biển” và cuộc thi thơ với chủ đề “Cung Văn hóa Việt Tiệp 35 năm xây dựng và phát triển”. Một chương trình giao lưu thơ nhạc đã diễn ra vui vẻ đầm ấm với các bài hát, bài thơ do hội viên CLB Thơ Việt Tiệp sáng tác và thể hiện ca ngợi tình yêu quê hương đất nước con người, ca ngợi thành phố Hải Phòng đang từng ngày đổi mới. Chương trình đã để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng người tham dự.
Gặp gỡ cuối tuần tại Thiền trà Đức Viên
Ngày 2/3/2023, tại văn phòng số 48, phố An Đà, phường Đằng Giang, quận Ngô Quyền, TP Hải Phòng; CLB nghiên cứu đô thị Hải Phòng kết hợp cùng CLB Thiền trà Đức Viên, tổ chức tọa đàm “Ứng dụng Diện Chẩn cho người dân đô thị”. Tham dự có đại biểu khách mời, hội viên CLB nghiên cứu đô thị Hải Phòng và hội viên CLB Thiền trà Đức Viên. Theo Lương dược Nguyễn Thị Quốc Khánh: Diện Chẩn là tên gọi rút gọn của phương pháp Diện Chẩn- Điều khiển Liệu Pháp (Face diagnosis- Cybernetic Therapy- FACY). Đây là một phương pháp phòng và trị bệnh mới của Việt Nam, ra đời vào đầu năm 1980 do nhà nghiên cứu y học dân tộc, GS TSKH Bùi Quốc Châu sáng tạo. Khác với Châm cứu, cần bắt mạch để biết bệnh và châm vào hệ kinh lạc để chữa bệnh. Diện Chẩn là phương pháp chẩn đoán và chữa bệnh qua da trên vùng mặt và toàn thân bằng cách tác động lên những điểm rất nhạy cảm (gọi là Sinh Huyệt) và vùng tương ứng với các bộ phận bị bệnh trên toàn thân được gọi là Đồ Hình Phản Chiếu. Có thể định nghĩa Diện Chẩn là phương pháp chẩn đoán các dấu hiệu về tình trạng sức khỏe của con người trên khuôn mặt, từ đó có thể phát hiện và tác động trong việc gia tăng sưc khỏe, phòng và điều trị các chứng bệnh. Hiện nay, Diện Chẩn không chỉ là chẩn đoán trên khuôn mặt, mà dựa trên thuyết Đồng ứng, đã mở rộng việc chẩn đoán và trị liệu ra toàn thân, đặc biệt là trên bàn tay, cánh tay, từ đó có thể tác động trên bàn tay, bàn chân, cánh tay, cổ tay để hỗ trợ việc trị liệu các vấn đề về sức khỏe của toàn thân vì Diện Chẩn là một dạng phản xạ học đa hướng và đa hệ, nó khác biệt với phản xạ học cổ điển có tính nhất hướng.
Trao đổi tìm hiểu về “Thầy thuốc tự thân”
Ngày 2/3/2023, tại văn phòng số 48, phố An Đà, phường Đằng Giang, quận Ngô Quyền, TP Hải Phòng; CLB nghiên cứu đô thị Hải Phòng kết hợp cùng CLB Thiền trà Đức Viên, tổ chức tọa đàm “Ứng dụng Diện Chẩn cho người dân đô thị”. Tham dự có đại biểu khách mời, hội viên CLB nghiên cứu đô thị Hải Phòng và hội viên CLB Thiền trà Đức Viên. Theo Lương dược Nguyễn Thị Quốc Khánh: Thầy Thuốc Tự Thân là kênh sức khỏe chia sẻ về các phương pháp dưỡng sinh trị liệu tự nhiên, chăm sóc sức khỏe không dùng thuốc, trong đó nổi bật là phương pháp Diện Chẩn Điều Khiển Liệu Pháp Bùi Quốc Châu. Đây là kênh thông tin chính thức của iNaDo Group hướng đến những người quan tâm sức khỏe và sắc đẹp, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, sức khỏe gia đình, sức khỏe phụ nữ, ở trong nước và kiều bào nước ngoài. Thầy Thuốc Tự Thân chia sẻ những kiến thức Diện Chẩn căn bản và chuyên sâu, giới thiệu người xem biết Diện Chẩn là gì, các phác đồ Diện Chẩn chữa bệnh, hệ thống sơ đồ huyệt Diện Chẩn, dụng cụ Diện Chẩn. Kênh cũng là nơi cung cấp cho người xem những kiến thức Diện Chẩn cơ bản, Diện Chẩn cho bé, Diện Chẩn làm đẹp và hơn thế nữa, để mọi người tự tin chữa bệnh bằng Diện Chẩn tại nhà. Kênh Thầy Thuốc Tự Thân còn là nơi cập nhật thông tin các lớp học Diện Chẩn căn bản, các lớp học Diện Chẩn Bùi Quốc Châu Online.
Tọa đàm “Ứng dụng Diện Chẩn cho người dân đô thị”
Ngày 2/3/2023, tại văn phòng số 48, phố An Đà, phường Đằng Giang, quận Ngô Quyền, TP Hải Phòng; CLB nghiên cứu đô thị Hải Phòng kết hợp cùng CLB Thiền trà Đức Viên, tổ chức tọa đàm “Ứng dụng Diện Chẩn cho người dân đô thị”. Tham dự có đại biểu khách mời, hội viên CLB nghiên cứu đô thị Hải Phòng và hội viên CLB Thiền trà Đức Viên. Sau bài phát biểu khai mạc của Ths, KTS Minh Trí- Chủ nhiệm CLB nghiên cứu đô thị Hải Phòng; ông Nguyễn Sơn Nam- Chủ nhiệm CLB Thiền trà Đức Viên đã có bài phát biểu đề dẫn. Hội nghị đã nghe Lương dược Nguyễn Thị Quốc Khánh đăng đàn nói về chủ đề “Ứng dụng Diện Chẩn cho người dân đô thị” với mục tiêu đạt được là “Vì một cuộc sống khỏe mạnh hơn- Hạnh phúc hơn”. Tiếp đó là phần hỏi đáp, đại biểu đã đặt ra các câu hỏi để diễn giả trả lời. Kết luận tọa đàm, chủ trì đánh giá cao chất lượng tọa đàm. Thời gian tới, CLB nghiên cứu đô thị Hải Phòng kết hợp cùng CLB Thiền trà Đức Viên sẽ tiếp tục tổ chức các tọa đàm vào sáng thứ bảy hàng tuần, đáp ứng nhu cầu nghiên cứu học hỏi của độc giả.
Đoàn CLB Hải Phòng học chiêm bái dâng hương Chùa Chiêu Tường
Ngày 3/3/2024, đoàn CLB Hải Phòng học đã tới chiên bái dâng hương Chùa Chiêu Tường, còn gọi là Chùa Cả ở xã An Hưng, huyện An Dương, TP Hải Phòng. Đây là ngôi chùa thuộc Thánh Tổ Đông Sơn. Hôm nay là ngày đại lễ kỷ niệm hướng về ngày Đại thánh Đông Sơn Tuệ Nhẫn Từ Giác Quốc Sư Bồ Tát hạc giá Tây quy. Tham dự có đại diện Giáo hội Phật giáo Việt Nam TP Hải Phòng; đại diện chính quyền địa phương; CLB Hải Phòng học và thập phương du khách. Sau các nghi lễ truyền thống, đại lễ đã nghe Hòa Thượng Thích Thanh Giác- Phó Trưởng ban TT trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam TP Hải Phòng, Chủ nhiệm CLB Hải Phòng học giới thiệu về Thánh Tổ Đông Sơn: Vào năm 1245 thời Trần, thuỷ tổ họ Vương là cụ Vương Thiên Huệ khai khẩn đất này, ngoài công lao phát triển dòng phật giáo Trúc Lâm, nhà sư còn có công chữa khỏi mắt cho vua Trần Anh Tông- vị con kế vị ngai vàng của vua Trần Nhân Tông. Nhà vua sắc phong là Từ Giác Quốc Sư, ngài được vua Trần và triều đình rất kính trọng, vua Anh Tông ban cho pháp hiệu là Tuệ Nhẫn Quốc Sư. Năm Ất Sửu (1325) sư viên tịch. Tuệ Nhẫn là một nhà sư nổi tiếng nhà Trần, cùng thế hệ với Pháp Loa, Huyền Quang- Tổ sư đời thứ 2 và 3 của thiền phái Trúc Lâm do vua Trần Nhân Tông sáng lập.
Hướng tới Đại hội đại biểu Hội đồng họ Nguyễn quận Hồng Bàng
Ngày 3/3/2024, thường trực ban vận động thành lập hội đồng họ Nguyễn quận Hồng Bàng đã hoàn tất công tác chuẩn bị cho Đại hội lần thứ nhất Đại hội đại biểu Hội đồng họ Nguyễn quận Hồng Bàng nhiệm kỳ 2024- 2029. Theo đó, đại hội sẽ diễn ra vào hồi 17h, chiều thứ hai ngày 4/3/2024 tại hội trưởng khách sạn Cảnh Hưng, khu đô thị Long Sơn, phường Quán Toan, quận Hồng Bàng, TP Hải Phòng. Thành phần tham dự: đại diện lãnh đạo trung ương và địa phương; HĐ các dòng họ Hải Phòng; HĐ họ Nguyễn Hải Phòng; BVĐ cùng đại diện hội viên HĐ họ Nguyễn quận Hồng Bàng. Nội dung: Chào cờ; Tuyên bố lý do giới thiệu đại biểu; Bầu đoàn chủ tịch và thư ký đoàn; Báo cáo của BVĐ; Bầu BCH, Thường trực, Chủ tịch HĐ, Ban kiểm tra; BCH ra mắt; Phát biểu của lãnh đạo cấp trên; Thông qua nghị quyết đại hội; Phát biểu bế mạc; Liên hoan văn nghệ và chào mừng ngày Quốc tế phụ nữ 8/3. Hân hạnh đón tiếp: BTC
Đoàn CLB Hải Phòng học chiêm bái dâng hương Chùa Quang Khánh
Ngày 3/3/2024, đoàn CLB Hải Phòng học chiêm bái dâng hương Chùa Quang Khánh, còn gọi là Chùa Muống ở thôn Dưỡng Mông, xã Ngũ Phúc, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương. Chùa vốn là ngôi cổ tự có từ thời Trần và hiện là trung tâm tôn giáo lớn của huyện Kim Thành- Hải Dương. Chùa Muống gắn liền với tên tuổi và sự nghiệp của nhà sư Tuệ Nhẫn- người góp công hoằng dương Phật giáo Trúc Lâm và là môn đệ trung thành của vị tổ thứ nhất của thiền phái Trúc Lâm Việt Nam- vua Trần Nhân Tông. Thiền sư Tuệ Nhẫn cũng được cho là đã xây dựng được 72 ngôi chùa ở xứ Đông, địa bàn Hải Dương, Hải Phòng và huyện Đông Triều- Quảng Ninh. Chùa được người dân gọi là chùa “Muống” để ghi dấu đặc điểm xa xưa của địa phương, một nơi có nhiều rau muống. Đoàn đã thực hiện nghi lễ dâng hương và chiêm bái khu vườn tháp cổ trong nhà chùa. Lễ hội chùa Muống được bắt nguồn từ việc kỷ niệm ngày mất của sư tổ Tuệ Nhẫn tức Vương Thiên Huệ- sư ông Mộng. Lễ hội gắn kết giữa hai yếu tố “Thần và Phật”, đối với phật tử gần xa, ông là một vị sư tổ cao tăng đáng kính trọng, đối với quê hương, ông là một Thành hoàng làng có công khai khẩn đất đai, lập nên xóm ấp. Do đó lễ hội ở đây đặc biệt, thời gian kéo dài 4 ngày từ ngày 24 đến ngày 27 tháng giêng hàng năm.
Đoàn CLB Hải Phòng học chiêm bái và dâng hương Chùa Phù Am
Ngày 3/3/2024, đoàn CLB Hải Phòng học chiêm bái dâng hương Chùa Phù Am, còn gọi là Chùa Cáy ở thôn Dưỡng Mông, xã Ngũ Phúc, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương. Chùa nằm trong danh sách các Chùa thuộc Thánh Tổ Đông Sơn. Tuệ Nhẫn Quốc Sư còn được nhân dân kính trọng gọi là Thánh tổ Non Đông (Thánh Tổ Đông Sơn). Ngài tên thật là Vương Thiên Huệ, là thuỷ tổ họ Vương, đồng thời là người có công khai khẩn vùng đất Dưỡng Mông thời Trần. Cha của Vương Thiên Huệ là cụ Vương Quý Lan và mẹ là người họ Hoàng. Lúc còn nhỏ, cha mất sớm, mẹ ở vậy nuôi con. Một lần thấy mẹ ra đồng bắt được giỏ cáy, thương sinh linh ngài mang giỏ cáy đổ ra đồng, nguồn gốc Chùa Cáy từ đó mà có. Vương Thiên Huệ lên đường về Kinh Bắc, trên đường đi, ông vào chùa Nghĩa Trụ, yết kiến Hoàng Kiên đại sư (Kiên Tuệ đại sư) được thu nhận. Từ đó, ông trau dồi Phật pháp, đến năm 30 tuổi ông đã đắc đạo. Sau đó ông xin rời khỏi chùa để truyền bá Phật pháp mà Phật pháp của ông chính là giáo lý của thiền phái Trúc Lâm. Nơi ông đến đầu tiên là Mạo Khê (Quảng Ninh), nơi đây được gọi là Non Đông gần Yên Tử, là trung tâm của thiền phái Trúc Lâm do vua Trần Nhân Tông sáng lập. Ông quyết định trụ trì tại đó và ra công tu tạo 72 ngôi chùa lớn nhỏ trong đó có Chùa Cáy.
Kỷ niệm hành trình về nguồn
Ngày 3/3/2024, cùng ôn lại kỷ niệm hành trình về nguồn. Theo đó vừa qua, Đảng bộ Khu kinh tế Nhật Bản- Hải Phòng trực thuộc Đảng bộ Khu kinh tế Hải Phòng, đã tổ chức hành trình về nguồn xuân Giáp Thìn 2024. Tham dự có đại diện lãnh đạo Đảng bộ Khu kinh tế Hải Phòng; đại diện lãnh đạo Khu kinh tế Nhật Bản- Hải Phòng; đại biểu khách mời cùng hơn 200 Đảng viên Khu kinh tế Nhật Bản- Hải Phòng. Đoàn đã tới chiêm bái và dâng hương tại Đền thờ Tản Viên Sơn Thánh- một trong 4 tứ bất tử ở độ cao trên 1.500 m tại núi Ba Vì, Hà Nội. Chiêm bái dâng hương Đền thờ Bác Hồ ỏ độ cao trên 1.700 m tại núi Ba Vì, Hà Nội. Tham quan khu di tích lịch sử cấp Quốc gia đặc biệt K9, nơi từng bảo quản thi thể Bác Hồ suốt 6 năm từ năm 1069 đến năm 1975, từ khi Bác mất đến lúc đưa Bác vào Lăng tại quảng trường Ba Đình. Chiêm bái dâng hương tại các điểm di tích lịch sử và tâm linh ở Ba Vì đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người tham dự.
MT