CHÀO MỪNG NGÀY 8/3

Chào mừng ngày 8/3 với các sự kiện sau: Nghiên cứu đề xuất các loại hình du lịch tại đô thị Hải Phòng; Chương trình Đại hội Hội đồng họ Nguyễn quận Hồng Bàng; Họp Trung tâm phát triển cộng đồng; Đại hội Đại biểu Hội đồng họ Nguyễn quận Hồng Bàng; BCH HĐ họ Nguyễn quận Hồng Bàng; Hội làng văn hóa Do Nha, xã Tân Tiến; Đại lễ Thánh tổ Đông Sơn ở Chùa Triệu Tường, làng Do Nha; Hòa thượng Chủ nhiệm CLB Hải Phòng học chủ trì lễ dâng hương tại Chùa Do Nha; Phân công trực lãnh đạo Hội khoa học phát triển nguồn nhân lực nhân tài Hải Phòng; Khai trương văn phòng hoạt động du học tại tỉnh Quảng Ninh; Gặp gỡ giao lưu với đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Quảng Ninh; Gặp gỡ đầu xuân tại thành phố Hạ Long; Thư mời tham dự chương trình liên hoan văn nghệ chào mừng ngày Quốc tế phụ nữ 8/3 do HĐ các dòng họ Việt Nam TP Hải Phòng tổ chức; Hội Liên lạc Việt Kiều Hải Phòng tổ chức họp mặt chào mừng kỷ niệm ngày Quốc tế phụ nữ; Hội nghị Hội Văn hóa Doanh nhân Hải Phòng; Lễ kỷ niệm ngày Quốc tế phụ nữ 8/3 do HĐ các dòng họ Việt Nam TP Hải Phòng tổ chức; Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Hải Phòng tổ chức giao lưu chào mừng ngày Quốc tế phụ nữ; Gặp gỡ tháng ba; Chào mừng ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3; Đoàn HĐ họ Nguyễn TP Hải Phòng chiêm bái dâng hương tại Đền thờ Tiến sĩ Lê Khắc Cẩn; Đoàn HĐ họ Nguyễn TP Hải Phòng chiêm bái dâng hương tại Đền thờ Tam Tiến sĩ họ Nguyễn ở An Lão; Đoàn HĐ họ Nguyễn TP Hải Phòng chiêm bái dâng hương tại Đền thờ Trạng nguyên Trần Tất Văn; Giải đố trúng thưởng 100 USD tương đương 25 con cá Astrakhan; Hội thảo khoa học “Danh nhân Văn hóa- Lịch sử Lê Công Hành”; Mùng một đầu tháng tại Thiền trà Đức Viên.

 

Nghiên cứu đề xuất các loại hình du lịch tại đô thị Hải Phòng

Ngày 4/3/2024, thông tin tới các bạn nghiên cứu đề xuất các loại hình du lịch khuyến khích phát triển theo khu vực tại đô thị Hải Phòng: 1/Khu vực ngã 3 sông Tam Bạc- sông Cấm: Du lịch và dịch vụ đêm- sôi động, tập trung đông người nhất là thanh niên; 2/Cảng Hải Phòng cũ: Nghỉ ngơi, văn hóa, nghệ thuật, kết nối cộng đồng: Yên tĩnh, mật độ thấp, kết hợp các hoạt động ngoài trời dành cho tất cả mọi người; 3/Cuối dải vườn hoa trung tâm: Văn hóa, khám phá, trải nghiệm: Không gian bảo tàng tròng nhà và ngoài trời, trung tâm hội nghị quốc tế, chất lượng cao, tiêu chuẩn quốc tế dành cho thanh niên, trung niên, gia đình; 4/Dải vườn hoa trung tâm từ Nhà triển lãm tới công viên Kim Đồng: Du lịch di sản văn hóa, khám phá nghệ thuật, sáng tạo, khởi nghiệp: Các không gian văn hóa, trưng bày, giới thiệu danh nhân, không gian biểu diễn, không gian thử nghiệm sáng tạo dành cho mọi lứa tuổi; 5/Khu phố ven sông Tam Bạc: Du lịch ẩm thực, du lịch cộng đồng: Khám phá các khu chợ, các món ăn, các hoạt động sống độc đáo dành cho thanh niên, trung niên, gia đình; 6/Ga Hải Phòng và các ô phố lân cận: Du lịch ẩm thực, du lịch cộng đồng: Khám phá các khu chợ, các món ăn, các hoạt động sống độc đáo dành cho thanh niên, trung niên, gia đình; 7/Tuyến phố Điện Biên Phủ: Thương mại: Sôi động, sầm uất dành cho thanh niên, gia đình; 8/Tuyến phố Hoàng Văn Thụ: Văn hóa, nghệ thuật: Sang trọng, có chiều sâu, trải nghiệm dành cho thanh niên, trung niên, gia đình; 9/Sông Tam Bạc: Dịch vụ đêm, ẩm thực, homestay: Sôi động, trẻ trung, năng động, khám phá dành cho thanh niên.

 

Chương trình Đại hội Hội đồng họ Nguyễn quận Hồng Bàng

Ngày 4/3/2024, BTC đã thống nhất chương trình Đại hội Hội đồng họ Nguyễn quận Hồng Bàng; 1/Địa điểm: Hội trường trung tâm tổ chức sự kiện Cảnh Hưng, khu đô thị Long Sơn, phường Quán Toan, quận Hồng Bàng, TP Hải Phòng; 2/Thời gian: 17h chiều thứ hai ngày 4/3/2024; 3/Thành phần tham dự: 100 người ; 4/Nội dung: Từ 16h30p đến 17h: đón khách, văn nghệ chào mừng; 17h: chào cờ, tuyên bố lý do giới thiệu đại biểu; 17h10p: Bầu đoàn chủ tịch đoàn và thư ký đại hội; 17h15p: Đoàn chủ tịch làm việc: Báo cáo kết quả hoạt động của ban vận động thành lập Hội đồng họ Nguyễn quận Hồng Bàng; Báo cáo dự thảo điều lệ; Báo cáo kế hoạch hoạt động; Công tác nhân sự và hiệp thương danh sách ban lãnh đạo Hội đồng họ Nguyễn quận Hồng Bàng; Bầu: Chủ tịch danh dự, Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, Ban Thường trực, Ban Thường vụ, Ban Chấp hành, Ban Kiểm tra; Ban lãnh đạo Hội đồng họ Nguyễn quận Hồng Bàng ra mắt; Phát biểu nhận nhiệm vụ của Chủ tịch HĐ họ Nguyễn quận Hồng Bàng; Phát biểu chào mừng và chỉ đạo của Chủ tịch HĐ họ Nguyễn TP Hải Phòng; Thư ký đọc nghị quyết; Bế mạc đại hội, chào cờ. 5/Chương trình giao lưu 18h: Chụp ảnh lưu niệm, liên hoan chào mừng ngày 8/3.

 

Họp Trung tâm phát triển cộng đồng

Ngày 4/3/2024 tại trự sở số 58 Điện Biên Phủ, Hồng Bàng, Hải Phòng; đã diễn ra cuộc họp Trung tâm phát triển cộng đồng trực thuộc Hội Liên lạc Việt Kiều Hải Phòng. Ông Trần Bá Đính- Phó Giám đốc phụ trách trung tâm, chủ trì cuộc họp. Sau khi nghe ý kiến đóng góp của các thành viên tham dự cuộc họp, chủ trì đã có những kết luận sau: 1/Đánh giá tốt hoạt động trung tâm thời gian qua, tiêu biểu là việc đã tham gia tổ chức thành công chương trình giao lưu gặp gỡ với lãnh đạo Hiệp hội phát triển văn hóa doanh nghiệp Việt Nam; 2/Tổ chức đoàn thăm và làm việc với Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Quảng Ninh vào ngày 6/3/2024; 3/Tổ chức sự kiện ra mắt Trường cao đẳng Ken của tập đoàn Úc tại thành phố Hải Phòng vào trung tuần tháng 3/2024; Dự kiến mời các tổ chức sau cùng tham gia sự kiện: Sở Giáo dục đào tạo; Sở Lao động và Thương binh xã hội; Hội LL Việt Kiều Hải Phòng; Hội Doanh nhân trẻ Hải Phòng; Hội Khuyến học Hải Phòng; Trung tâm giới thiệu việc làm thành phố Hải Phòng.

 

Đại hội Đại biểu Hội đồng họ Nguyễn quận Hồng Bàng

Ngày 4/3/2024, tại hội trường trung tâm tổ chức sự kiện Cảnh Hưng, khu đô thị Long Sơn, phường Quán Toan, quận Hồng Bàng, TP Hải Phòng; đã long trọng diễn ra đại hội đại biểu hội đồng họ Nguyễn quận Hồng Bàng lần thứ nhất nhiệm kỳ 2024- 2029. Tham dự có đại diện ban lãnh đạo HĐ họ Nguyễn TP Hải Phòng, do ông Nguyễn Xuân Sang- Phó Chủ tịch Trung ương HĐ họ Nguyễn Việt Nam, Phó Chủ tịch HĐ các dòng họ Hải Phòng, Chủ tịch HĐ họ Nguyễn Hải Phòng làm trưởng đoàn; đại diện chính quyền địa phương; các doanh nghiệp đồng hành; BVĐ cùng các hội viên HĐ họ Nguyễn quận Hồng Bàng; các cơ quan báo chí tham dự ghi hình đưa tin. Sau các nghi lễ truyền thống; Đại hội đã bầu đoàn Chủ tịch và thư ký Đại hội; Đại hội đã nghe báo cáo của BVĐ thành lập HĐ họ Nguyễn quận Hồng Bàng; nghe dự thảo qui chế hoạt động. Đại hội đã bầu BCH gồm 9 thành viên; Bà Nguyễn Bích Hòa được Đại hội tín nhiệm bầu làm Chủ tịch danh dự HĐ họ Nguyễn quận Hồng Bàng; ông Nguyễn Công Thành được bầu làm Chủ tịch HĐ họ Nguyễn quận Hồng Bàng. Đại hội đã bầu ban kiểm tra gồm 3 thành viên, ông Nguyễn Xuân Thanh được Đại hội tín nhiệm bầu làm Trưởng ban kiểm tra HĐ họ Nguyễn quận Hồng Bàng.

 

BCH HĐ họ Nguyễn quận Hồng Bàng

Ngày 4/3/2024, tại hội trường trung tâm tổ chức sự kiện Cảnh Hưng, khu đô thị Long Sơn, phường Quán Toan, quận Hồng Bàng, TP Hải Phòng; đã long trọng diễn ra đại hội đại biểu hội đồng họ Nguyễn quận Hồng Bàng lần thứ nhất nhiệm kỳ 2024- 2029. Tham dự có đại diện ban lãnh đạo HĐ họ Nguyễn TP Hải Phòng, do ông Nguyễn Xuân Sang- Phó Chủ tịch Trung ương HĐ họ Nguyễn Việt Nam, Phó Chủ tịch HĐ các dòng họ Hải Phòng, Chủ tịch HĐ họ Nguyễn Hải Phòng làm trưởng đoàn; đại diện chính quyền địa phương; các doanh nghiệp đồng hành; BVĐ cùng các hội viên HĐ họ Nguyễn quận Hồng Bàng; các cơ quan báo chí tham dự ghi hình đưa tin. Sau các nghi lễ truyền thống; Đại hội đã bầu BCH gồm 9 thành viên có tên sau: 1/Bà Nguyễn Bích Hòa- Chủ tịch danh dự; 2/Ông Nguyễn Công Thành- Chủ tịch; 3/Ông Nguyễn Minh Trí- Phó Chủ tịch thường trực; 4/Ông Nguyễn Xuân Thanh- Phó Chủ tịch kiêm trưởng ban kiểm tra; 5/Ông Nguyễn Ngọc Ngọc- Phó Chủ tịch; 6/Ông Nguyễn Văn  Tình- Phó Chủ tịch; 7//Bà Nguyễn Yến Oanh- Ủy viên BCH kiêm Thủ quĩ; 8/Ông Nguyễn Trần Đoàn- Ủy viên BCH; 9/Bà Nguyễn Thị Thanh- Ủy viên BCH.

 

Hội làng văn hóa Do Nha, xã Tân Tiến

Ngày 5/3/2024, đoàn HĐ họ Nguyễn quận Hồng Bàng do ông Nguyễn Công Thành- Chủ tịch HĐ làm trưởng đoàn đã tham dự hội làng văn hóa Do Nha, xã Tân Tiến, huyện An Dương, TP Hải Phòng. Theo ông Vũ Khánh Huyền- Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND xã Tân Tiến: Với 1562 hộ dân, 4784 nhân khẩu sinh sống ở 6 thôn, những năm qua, nhân dân làng Do Nha luôn đoàn kết, nỗ lực lao động sản xuất, thực hiện thành công chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, độ thị văn minh”. Làng Do Nha theo nghĩa bóng của Hán tự là quê hương sang quý. Làng còn có tên Nôm là làng Ngà, bởi vậy ở nơi đây còn có các địa danh cổ gắn với tên Nôm của làng như: Cống Ngà (cống bắc qua kênh dẫn thủy nhập điền), chợ Ngà, quán Ngà… Làng Do Nha được hình thành muộn nhất vào thời Tiền Lê, thế kỷ X, vì theo các vị cao niên của họ Nguyễn, họ Đào làng Do Nha cho biết, khởi tổ của hai họ đến vùng đất này khai hoang lập nghiệp từ thời Tiền Lê, thế kỷ X. Thời Trần làng dân đông, trù phú, có ba vị tướng quân họ Nguyễn tham gia chiến dịch Bạch Đằng năm 1288. Trên trụ đá “Thiên đài thạch trụ”, dựng niên hiệu. Tại đây BCH HĐ họ Nguyễn quận Hồng Bàng đã chiêm bái và dâng hương tại Đền thờ ba vị tướng quân họ Nguyễn.

 

Đại lễ Thánh tổ Đông Sơn ở Chùa Triệu Tường, làng Do Nha

Ngày 5/3/2024, đoàn HĐ họ Nguyễn quận Hồng Bàng do ông Nguyễn Công Thành- Chủ tịch HĐ làm trưởng đoàn đã tham dự đại lễ Thánh tổ Đông Sơn ở Chùa Triệu Tường, làng Do Nha, xã Tân Tiến, huyện An Dương, TP Hải Phòng. Chùa Triệu Tường- Do Nha là công trình kiến trúc gỗ được xây dựng vào thời Nguyễn, thế kỷ XIX. Chùa có mặt bằng kiến trúc chữ đinh, gồm 5 gian tiền điện và 3 gian thượng điện, mái chảy lợp ngói mũi truyền thống. Tiền điện chùa xây theo thức đầu hồi bít đốc, trụ đấu, tay ngai. Đỉnh giữa bờ nóc đắp trang trí kiểu cuốn thư, trong cuốn thư đắp ba chữ Hán “Triệu Tường tự” tên chữ của ngôi chùa, hai đầu bờ nóc đắp kìm. Nối liền với tay ngai ngoài cùng có cột đèn, còn gọi là trụ biểu. Trụ biểu đế đắp hình quả bồng thắt giữa, thân trụ có khung để đắp câu đối, đầu trụ đắp đèn lồng kép, xung quanh mặt đèn lồng đắp tứ linh. Đình- chùa Do Nha là quần thể di tích được xếp hạng cấp quốc gia năm 2007. Đây là những di tích hàm chứa rất nhiều những giá trị về lịch sử, văn hóa và mỹ thuật, có niên đại trải dài từ thời Trần đến thời Nguyễn. Đặc biệt có bệ sen thờ Phật bằng đá thời Trần, một tác phẩm nghệ thuật rất hiếm quý của Hải Phòng cũng như của toàn quốc. Đình- chùa Do Nha là một điểm tham quan chiêm bái hấp dẫn của người dân trong và ngoài nước.

 

Hòa thượng Chủ nhiệm CLB Hải Phòng học chủ trì lễ dâng hương tại Chùa Do Nha

Ngày 5/3/2024, Hòa thượng Thích Thanh Giác- Phó Trưởng ban Hoằng pháp Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Phó trưởng ban thường trực trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam TP Hải Phòng, Chủ nhiệm CLB Hải Phòng đã chủ trì lễ dân hương trong đại lễ Thánh tổ Đông Sơn ở Chùa Triệu Tường, làng Do Nha, xã Tân Tiến, huyện An Dương, TP Hải Phòng. Chùa Do Nha, người dân địa phương gọi theo tên Nôm là chùa Ngà, chùa có tên chữ là Triệu Tường, nghĩa là Phật khai mở ra những điều tốt đẹp tại nơi đây. Theo lịch sử hình thành phát triển của làng Do Nha, chùa Do Nha được khởi dựng từ thời Hậu Lý, thế kỷ XII- XIII. Trong chùa hiện nay còn bảo tồn được bệ hoa sen thờ Phật bằng đá có niên đại thời Lý- Trần. Chùa Do Nha được xếp vào danh sách 20 sơn môn ngoại truyền của sư tổ Non Đông, vị Thánh sư triều Hậu Lý, thế kỷ XII- XIII. Thánh sư tên là Vương Huệ, người Dương Mông, tên Nôm là làng Muống, huyện Kim Thành, Hải Dương; Ngài là nhà sư hết lòng tu hành, truyền bá đạo Phật. Sinh thời ông góp phần xây dựng rất nhiều ngôi chùa ở vùng đồng bằng Bắc Bộ, dân gian tôn vinh bằng số phiếm chỉ 72 (2+7= 9, nghĩa là rất nhiều) chùa được ông dựng. Sau khi mất, Sư tổ Non Đông đã hiển thánh trong lòng nhân dân và Phật tử.

 

Phân công trực lãnh đạo Hội khoa học phát triển nguồn nhân lực nhân tài Hải Phòng

Ngày 5/3/2024, tại trụ sở số 6, phố Minh Khai, quận Hồng Bàng; Văn phòng Hội khoa học phát triển nguồn nhân lực nhân tài Hải Phòng đã phân công trực lãnh đạo Hội vào các ngày trong tuần như sau: 1/Sáng thứ hai: Ông Nguyễn Văn An- Phó Chủ tịch Hội; Chiều: Ông Nguyễn Xuân Quang- Ban Khoa học; 2/Sáng thứ ba: Ông Nguyễn Văn Thuận- Chủ tịch Hội; Chiều: Ông Nguyễn Đình Yên- Ban Kiểm tra; 3/Sáng thứ tư: Ông Đặng Hùng- Ban Tổ chức; Chiều: Ông Minh Trí- CLB Thơ Đất Cảng; 4/Sáng thứ năm: Ông Hoàng Ngọc Tuấn- Phó Chủ tịch Hội; Chiều: Ông Đào Viết Nhật- Văn phòng Hội; 5/Sáng thứ sáu: Ông Nông Quốc Tuấn- Phó Chủ tịch Hội; Chiều: Bà Trần Thị Minh- Chi hội Đơn vị trực thuộc. Việc phân công cụ thể lịch trực lãnh đạo Hội giúp cho hội viên và khách mời tiện liên hệ công tác và làm việc với các đơn vị, phòng ban, CLB trực thuộc Hội khoa học phát triển nguồn nhân lực nhân tài Hải Phòng.

 

Khai trương văn phòng hoạt động du học tại tỉnh Quảng Ninh

Ngày 6/3/2024 tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh; đã diễn ra khai trương văn phòng hoạt động du học và  XKLĐ của Công ty CP Tiến bộ Infinity Việt Nam. Tham dự có Văn phòng đại diện Hiệp hội phát triển văn hóa doanh nghiệp Việt Nam tại Hải Phòng; đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Quảng Ninh; đại diện chính quyền địa phương; Công ty Cổ phần Tiến bộ Infinity Việt Nam được thành lập năm 2012. Trong suốt quá trình hoạt động, công cuộc đưa người lao động, thực tập sinh, du học sinh đi sang nước ngoài đã đạt được những kết quả nhất định, số lượng tăng dần theo hàng năm, chất lượng không ngừng được nâng cao, hoạt động của doanh nghiệp dần đi vào ổn định. Để xây dựng được 3 cốt lõi giá trị của Infinity là Uy tín, Chất lượng và tâm huyết vào cung ứng nguồn nhân lực đạt chất lượng vươn tầm quốc tế, Infinity Việt Nam đã đầu tư, xây dựng các quy trình hoạt động, thành lập trung tâm đào tạo, bồi dưỡng kiến thức với đầy đủ các tiêu chuẩn quy định. Luôn coi trọng công tác tuyển chọn, quản lý, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, du học sinh, thực tập sinh trong thời gian làm việc, học tập và sinh sống tại nước ngoài. Hiện tại, Infinity Việt Nam đã đưa được hơn 1000 Lao động, Thực tập sinh, Du học sinh sang nước ngoài với mức lương vô cùng hấp dẫn.

 

Gặp gỡ giao lưu với đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Quảng Ninh

Ngày 6/3/2024, Văn phòng đại diện Hiệp hội phát triển văn hóa doanh nghiệp Việt Nam tại Hải Phòng, đã có lịch giao lưu gặp gỡ với đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Quảng Ninh. Theo ông Lương Nguyên Thán- GĐ Trung tâm tư vấn pháp luật và hỗ trợ doanh nghiệp, Chủ tịch hội kết nối sản phẩm Quảng Ninh trực thuộc HH Doanh nghiệp tỉnh Quảng Ninh: Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Quảng Ninh được thành lập năm 2012, là một tổ chức xã hội nghề nghiệp, đại diện cho các doanh nghiệp đa thành phần kinh tế và đa ngành nghề đang hoạt động trên địa bàn tỉnh, là “cầu nối” đại diện và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của Hội viên trong các quan hệ kinh tế- xã hội với các tổ chức trong và ngoài nước, là đầu mối làm cầu nối trong mối quan hệ giữa các Hội viên với các cơ quan Đảng, Chính quyền, các cơ quan hữu quan, nhằm giải quyết các vấn đề có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong khuôn khổ Pháp luật quy định. Hiện nay toàn hệ thống Hiệp hội có 18 tổ chức Hội thành viên tập thể với hơn 10.000 doanh nghiệp hội viên. Với phương châm hoạt động “Vì quyền lợi chính đáng của doanh nghiệp- Vì lợi ích của quốc gia- Vì uy tín đối với quốc tế- Vì xã hội và cộng đồng” khẩu hiệu hành động: “Đoàn kết- Đổi mới- Hợp tác- Phát triển” Hiệp hội ngày càng được sự quan tâm, tín nhiệm của các cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước, đặc biệt là sự ủng hộ của cộng đồng doanh nghiệp.

 

Gặp gỡ đầu xuân tại thành phố Hạ Long

Ngày 6/3/2024, Văn phòng đại diện Hiệp hội phát triển văn hóa doanh nghiệp Việt Nam tại Hải Phòng, đã có lịch giao lưu gặp gỡ với một số các doanh nhân doanh nghiệp tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Hạ Long là thành phố của tỉnh Quảng Ninh, thành phố được đặt theo tên của vịnh Hạ Long, nằm ở phía nam thành phố và là di sản thiên nhiên nổi tiếng của Việt Nam và Thế giới. Tên “Hạ Long” nghĩa là “rồng bay xuống” (tương phản với Thăng Long). Thành phố Hạ Long thành lập ngày 27/12/1993 trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của thị xã Hồng Gai cũ. Ngày 10/10/2013, thành phố được công nhận là đô thị loại I. Trước đây, địa giới hành chính trên đất liền của thành phố bị chia tách bởi vịnh Cửa Lục, thành 2 khu tương ứng với 2 bán đảo: Bãi Cháy và Hồng Gai, khu vực phía bắc vịnh khi đó thuộc địa phận huyện Hoành Bồ. Cầu Bãi Cháy trước năm 2006 là bến phà Bãi Cháy là tuyến giao thông duy nhất kết nối trực tiếp hai bên bờ của thành phố lúc bấy giờ. Ngày 1/1/2020, sau khi sáp nhập với huyện Hoành Bồ, Hạ Long trở thành thành phố thuộc tỉnh có diện tích lớn nhất Việt Nam, địa giới hành chính trên đất liền của thành phố trở thành một khối.

 

Thư mời tham dự chương trình liên hoan văn nghệ chào mừng ngày Quốc tế phụ nữ 8/3 do HĐ các dòng họ Việt Nam TP Hải Phòng tổ chức

Trân trọng kính mời các bạn tham dự chương trình liên hoan văn nghệ chào mừng kỷ niệm ngày Quốc tế phụ nữ 8/3 do Hội đồng các dòng họ Việt Nam tại thành phố Hải Phòng tổ chức. Thời gian vào hồi 7h30p sáng thứ sáu ngày 8/3/2024 tại địa điểm: Cung Văn hóa LĐHN Việt Tiệp- số 53 Lạch Tray, Hải Phòng. Nội dung: Đón khách, Dâng hương tại tượng đài lãnh tụ Nguyễn Đức Cảnh, Diễu hành của 21 dòng họ: 1/Họ Nguyễn; 2/Họ Lê; 3/Họ Lưu; 4/Họ Dương; 5/Họ Phan; 6/Họ Trịnh; 7/Họ Tạ; 8/Họ Ngô; 9/Họ Đặng; 10/Họ Đồng; 11/Họ Đoàn; 12/Họ Tô; 13/Họ Mạc; 14/Họ Đỗ; 15/Họ Hoàng; 16/Họ Đào; 17/Họ Bùi; 18/Họ Vũ; 19/Họ Đinh; 20/Họ Ong, 21/Họ Phạm. Chụp ảnh kỷ niệm trước đại sảnh Cung Văn hóa Việt Tiệp. Văn nghệ chào mừng. Chào cờ; Tuyên bố lý do giới thiệu đại biểu. Khai mạc. Diễn văn kỷ niệm ngày 8/3. Tặng hoa: Mời các phụ nữ đại diện cho các dòng họ Hải Phòng bước lên sân khấu- Chủ tịch và Phó Chủ tịch HĐ các dòng họ Hải Phòng lên tặng hoa. Đại diện cho phụ nữ phát biểu đáp từ. Lãnh đạo thành phố phát biểu. Chương trình liên hoan văn nghệ của các dòng họ Việt Nam TP Hải Phòng. Bế mạc- Chụp ảnh kỷ niệm. Hân hạnh đón tiếp: BTC

 

Hội Liên lạc Việt Kiều Hải Phòng tổ chức họp mặt chào mừng kỷ niệm ngày Quốc tế phụ nữ

Ngày 7/3/2024 tại Trung tâm tổ chức sự kiện Hải Quân, số 5 Lý Tự Trọng, Hải Phòng; Tiểu ban nữ công trực thuộc Ban tổ chức Hội Liên lạc Việt Kiều Hải Phòng đã tổ chức họp mặt chào mừng kỷ niệm ngày Quốc tế phụ nữ. Tham dự có đại diện ban lãnh đạo Hội LL Việt Kiều Hải Phòng; đại diện các Chi hội, Trung tâm, CLB trực thuộc Hội, cùng toàn thể các thành viên tiểu ban nữ công trực thuộc ban tổ chức Hội LLVK Hải Phòng. Sau bài phát biểu khai mạc của bà Thanh Mai- trưởng tiểu ban nữ công; ông Lê Văn Quý- Chủ tịch Hội LL Việt Kiều Hải Phòng đã có bài phát biểu chào mừng. Một chương trình giao lưu văn nghệ và liên hoan ẩm thực đã diễn ra vui vẻ, đầm ấm; với các bài hát, điệu vũ do các chị em hội viên tiểu ban nữ công trực thuộc ban tổ chức Hội LLVK Hải Phòng thực hiện chào mừng ngày Quốc tế phụ nữ 8/3. Chương trình đã để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng người tham dự.

 

Hội nghị Hội Văn hóa Doanh nhân Hải Phòng

Ngày 7/3/2024 tại Trung tâm tổ chức sự kiện Hải Quân, số 5 Lý Tự Trọng, Hải Phòng; Hội Văn hóa Doanh nhân Hải Phòng đã tổ chức hội nghị giao lưu gặp gỡ toàn thể hội viên. Phát biểu khai mạc, KTS Nguyễn Sính- Chủ tịch Hội VHDN Hải Phòng đã tổng kết hoạt động Hội năm 2023 và triển khai công tác năm 2024; ra mắt các thành viên BCH mới. Tiếp đó, BTC đã biểu dương và trao giấy khen cho các doanh nhân hội viên có thành tích xuất sắc trong hoạt động Hội năm 2023. Hội nghị đã tôn vinh và tặng hoa cho các nữ doanh nhân hội viên nhân chào mừng kỷ niệm Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3. Tọa đàm doanh nhân doanh nghiệp; Mừng sinh nhật hội viên quí 1 năm 2024. Một chương trình giao lưu văn nghệ; khiêu vũ và liên hoan ẩm thực đã diễn ra vui vẻ, đầm ấm. Chương trình đã để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng người tham dự.

 

Lễ kỷ niệm ngày Quốc tế phụ nữ 8/3 do HĐ các dòng họ Việt Nam TP Hải Phòng tổ chức

Ngày 8/3/2024, tại Cung Văn hóa LĐHN Việt Tiệp, số 53 Lạch Tray, Hải Phòng; đã long trọng diễn ra lễ kỷ niệm ngày Quốc tế phụ nữ 8/3 do HĐ các dòng họ Việt Nam TP Hải Phòng tổ chức. Tham dự có đại biểu lãnh đạo Trung ương và Thành phố; Ban lãnh đạo cùng hơn 700 nữ hội viên HĐ các dòng họ Việt Nam TP Hải Phòng. Trước khi vào chương trình chính, HĐ đã làm lễ dâng hương trước tượng đài lãnh tụ Nguyễn Đức Cảnh; màn diễu hành của 21 dòng họ Việt Nam TP Hải Phòng tại quảng trường Cung Văn hóa LĐHN Việt Tiệp. Sau bài phát biểu khai mạc của ông Lê Quang Hiền- Phó Chủ tịch Trung ương HĐ các dòng Việt Nam, Chủ tịch HĐ các dòng họ Việt Nam TP Hải Phòng; ông Nguyễn Xuân Sang- Phó Chủ tịch HĐ các dòng họ Việt Nam TP Hải Phòng, Chủ tịch HĐ họ Nguyễn Hải Phòng đã có bài phát biểu nói về ý nghĩa ngày 8/3. Hội nghị đã nghe ông Đỗ Tràng Thành- Phó Chủ tịch TT UB MTTQ VN TP Hải Phòng có bài phát biểu chào mừng. BLĐ HĐ các dòng họ Hải Phòng đã tặng hoa cho đại diện phụ nữ 21 dòng họ Hải Phòng. Thay mặt chị em phụ nữ, bà Tạ Thị Len- Phó Chủ tịch HĐ các dòng họ Hải Phòng đã có bài phát biểu đáp từ. Một chương trình liên hoan văn nghệ với các tiết mục đặc sắc đến từ các dòng họ Hải Phòng. Chương trình đã để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng người tham dự.

 

Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Hải Phòng tổ chức giao lưu chào mừng ngày Quốc tế phụ nữ

Ngày 8/3/2024 tại nhà hàng Cảng, số 2 đường Hoàng Diệu, TP Hải Phòng; Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Hải Phòng tổ chức giao lưu chào mừng ngày Quốc tế phụ nữ 8/3. Tham dự có đại biểu lãnh đạo Hiệp hội bạn bè. Ban lãnh đạo cùng các hội viên Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Hải Phòng. Sau bài phát biểu khai mạc của ông Nguyễn Văn Loan- Phó Chủ tịch HH Doanh nghiệp nhỏ và vừa Hải Phòng; BLĐ đã tặng hoa cho nữ hội viên nhân ngày Quốc tế phụ nữ 8/3. Hội nghị đã nghe phát biểu của bà Đào Thị Kim Ngân- Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Nhỏ và vừa Hải Phòng; ông Nguyễn Vũ Hải- Phó Chủ tịch HH du lịch Hải Phòng. Một chương trình giao lưu thơ nhạc và liên hoan ẩm thực đã diễn ra vui vẻ, đầm ấm với các bài hát, bài thơ do hội viên Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Hải Phòng sáng tác và thể hiện ca ngợi người mẹ, người vợ và người phụ nữ nhân ngày quốc tế phụ nữ 8/3. Chương trình đã để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng người tham dự.

 

Gặp gỡ tháng ba

Ngày 8/3/2024 tại nhà hàng Cảng, số 2 đường Hoàng Diệu, TP Hải Phòng; Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Hải Phòng tổ chức giao lưu chào mừng ngày Quốc tế phụ nữ 8/3. Theo bà Đào Thị Kim Ngân- Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Hải Phòng: Hội nghị là dịp để các doanh nhân hội viên giao lưu gặp gỡ trong những ngày tháng ba nhiều ý nghĩa. Ngày 8/3 trên thế giới là ngày lễ lớn có nhiều hoạt động được tổ chức đặc biệt dành cho phụ nữ. Vào ngày này ở các quốc gia trên thế giới, đàn ông sẽ chuẩn bị hoa, quà và dành tặng những lời chúc chân thành, thể hiện yêu thương tới những người phụ nữ trong cuộc đời họ như mẹ, chị em gái, vợ, người yêu. Ngày 8/3 ở Việt Nam cũng là ngày để tôn vinh tất cả những người phụ nữ. Đồng thời, đây cũng là ngày kỷ niệm cuộc khởi nghĩa của 2 nữ anh hùng dân tộc- Hai Bà Trưng đã đánh đuổi giặc ngoại xâm, giành lại chủ quyền đất nước. Trong ngày 8/3, các cơ quan đoàn thể hay mỗi gia đình đều sẽ tổ chức các hoạt động kỷ niệm trang trọng. Nam giới sẽ là người tổ chức, chuẩn bị quà tặng, hoa tươi cũng như gửi những lời chúc tốt đẹp gửi tới những người phụ nữ xung quanh mình.

 

Chào mừng ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3

Ngày 8/3/2024 tại nhà hàng Cảng, số 2 đường Hoàng Diệu, TP Hải Phòng; Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Hải Phòng tổ chức giao lưu chào mừng ngày Quốc tế phụ nữ 8/3. Theo ông Nguyễn Văn Loan- Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Nhỏ và vừa Hải Phòng: Ý nghĩa ngày 8/3 không chỉ là ngày kỷ niệm, tôn vinh những người phụ nữ trên toàn thế giới mà còn mang ý nghĩa thể hiện sự bình đẳng của cả nam và nữ. Thông qua ngày lễ kỷ niệm của phụ nữ, xã hội đã ngày một cởi mở hơn, công nhận cũng như thay đổi nhiều chính sách thể hiện sự bình đẳng của cả hai giới nam và nữ. Hiện nay, các hoạt động về phát triển kinh tế, đời sống xã hội của các quốc gia đều có sự tham gia của phụ nữ trong vai trò hỗ trợ, chỉ đạo. Không chỉ là một ngày lễ kỷ niệm dành riêng cho một nửa thế giới, ý nghĩa ngày 8/3 còn là dịp để tri ân, bày tỏ lòng biết ơn của xã hội đối với công lao và sự hy sinh của phụ nữ. Những người phụ nữ là đấng sinh thành, là người nuôi nấng và duy trì, phát triển nòi giống của loài người. Ở Việt Nam, ngày 8/3 cũng là dịp để mọi người tri ân, kính trọng công lao và sự hy sinh của những người mẹ Việt Nam anh hùng- những người đã luôn bao dung, mạnh mẽ nuôi dưỡng các chiến sĩ Cách mạng.

 

Đoàn HĐ họ Nguyễn TP Hải Phòng chiêm bái dâng hương tại Đền thờ Tiến sĩ Lê Khắc Cẩn

Ngày 9/3/2024; đoàn Hội đồng họ Nguyễn TP Hải Phòng, do ông Nguyễn Xuân Sang- Chủ tịch HĐ họ Nguyễn TP Hải Phòng đã đến chiêm bái dâng hương tại Đền thờ Tiến sĩ Lê Khắc Cẩn ở làng Đông Hạnh, thôn Hạnh Thị, xã An Thọ, huyện An Lão, TP Hải Phòng. Thời nhà Nguyễn, Lê Khắc Cẩn là tiến sĩ Hán học duy nhất người Hải Phòng. Ông sinh năm 1833, nức tiếng văn tài. Các kỳ thi khảo khóa, phúc hạch ở huyện, ở tỉnh đều đứng đầu bảng. Kỳ thi Hội năm Nhâm Tuất niên hiệu Tự Đức thứ 15 (1862), ông được ơn vua ban đỗ Đệ nhị giáp tiến sĩ xuất thân Đệ nhị danh (Hoàng Giáp). Thi Hương đỗ Giải nguyên, thi Hội đỗ Hội nguyên, nhân đó mọi người đều gọi ông là “Song nguyên Hoàng Giáp” (vị Hoàng Giáp hai lần đỗ đầu). Ông không chỉ nổi tiếng quan trường mà còn nổi tiếng với tài thơ văn, ông đã để lại cho đời nhiều tập thơ, điếu văn, biểu, văn tế như: Hải Hạnh văn phái, Hải Hạnh thi tập, Miễn Trai thi tập, Hải Hạnh thi văn tập; Biểu tòng chinh; Văn tế các tướng sĩ chết trận. Ông mất vào năm 1869 khi còn trẻ. Ngày 03/10/2010, Đền thờ tiến sĩ, nhà thơ yêu nước Lê Khắc Cẩn đã khánh thành, với sự đóng góp từ nguồn xã hội hóa của con cháu dòng họ Lê thôn Hạnh Thị và hậu duệ đời thứ 5 là gia đình ông Lê Trọng Yêm.

 

Đoàn HĐ họ Nguyễn TP Hải Phòng chiêm bái dâng hương tại Từ đường Tam Tiến sĩ họ Nguyễn ở An Lão

Ngày 9/3/2024; đoàn Hội đồng họ Nguyễn TP Hải Phòng, do ông Nguyễn Xuân Sang- Chủ tịch HĐ họ Nguyễn TP Hải Phòng đã đến chiêm bái dâng hương tại Từ đường Tam Tiến sĩ họ Nguyễn ở thôn Thạch Lựu, xã An Thái, huyện An Lão, TP Hải Phòng, thờ 3 cha con đỗ đại khoa, tiến sỹ đồng triều: Nguyễn Kim, Nguyễn Chuyên Mỹ và Nguyễn Đốc Tín. Theo gia phả dòng họ Nguyễn ở thôn Thạch Lựu, xã An Thái. Thủy tổ dòng họ là cụ Nguyễn Đốc Lượng, quê ở Ái Châu, Thanh Hóa ra An Lão làm nghề Đông Y. Cụ đã chữa khỏi bệnh hiểm nghèo cho con gái gia đình họ Vũ nên được gia đình họ Vũ gả con gái cho. Nguyễn Kim là con thứ của cụ Nguyễn Đốc Lượng, ông sinh năm 1470, khoa thi năm Nhâm Tuất (1502) niên hiệu Cảnh Thống thứ 5 đời Lê Hiến Tông, ông đỗ đệ tam giáp đồng tiến sỹ xuất thân (năm 33 tuổi) làm quan đến chức Hiến sát xứ, khi mất được tặng hàm hữu thị lang. Nguyễn Kim có 02 người con trai là Nguyễn Chuyên Mỹ và Nguyễn Đốc Tín. Trong khoa thi năm Hồng Thuận thứ 6 đời Lê Tương Dực tức năm Giáp Tuất (1514) 2 ông cùng ứng thi và cùng đỗ tiến sỹ. Nguyễn Đốc Tín đỗ đệ nhị giáp tiến sỹ xuất thân (Hoàng Giáp), Nguyễn Chuyên Mỹ đỗ đệ tam giáp đồng tiến sỹ xuất thân. Ông là người có nhiều công lao giúp Mạc Đăng Dung lên ngôi, nên ngay đợt thăng thưởng đầu tiên tháng 2 năm Minh Đức thứ 2 (1528) Nguyễn Chuyên Mỹ được thăng tước “Văn Đẩu Hầu” làm quan đến chức Thượng thư. Dịp Tết Nguyên đán, các gia đình trong dòng họ Nguyễn đều thành tâm mang lễ đến từ đường để dâng cúng thánh và các vị tiên hiền của dòng họ đã quá cố, nếp sinh hoạt này đã trở thành một tập tục truyền thống văn hóa tốt đẹp của dòng họ Nguyễn ở Thạch Lựu, An Thái.

 

Đoàn HĐ họ Nguyễn TP Hải Phòng chiêm bái dâng hương tại Đền thờ Trạng nguyên Trần Tất Văn

Ngày 9/3/2024; đoàn Hội đồng họ Nguyễn TP Hải Phòng, do ông Nguyễn Xuân Sang- Chủ tịch HĐ họ Nguyễn TP Hải Phòng đã đến chiêm bái dâng hương tại Đền thờ Trạng nguyên Trần Tất Văn ở làng Nguyệt Áng, xã Thái Sơn, huyện An Lão, TP Hải Phòng. Tại khoa thi năm Bính Tuất 1526 niên hiệu Thống nguyên đời Lê Cung Hoàng ông thi đỗ đình nguyên, trạng nguyên được nhà vua trọng dụng làm quan cho nhà Mạc đến chức thượng thư. Dưới triều Mạc Đăng Dung, ông coi việc từ hàn. Giữ vai trò trọng trách những văn thư trao đổi giữa nhà Mạc và nhà Minh. Thời đó nhà Minh giở chiêu bài “Phù Lê” nhăm nhe xâm lược nước ta. Chúng sai viên tướng có tài thao lược là Mạo Bá Ôn đem đại quân áp sát biên giới với nước ta. Nhằm gây áp  lực bắt nhân dân ta phải cống nạp, cướp đất, nộp con tin, cống thợ giỏi, tìm con cháu nhà Lê lập ngôi vua. Thái tổ Mạc Đăng Dung khi đó đã tin tưởng giao cho Trần Tất Văn chuyên lo việc bang giao. Trạng nguyên Trần Tất Văn đã dốc hết tâm lực, trí lực, sự hiểu biết trí tuệ ngoại giao ứng đối qua một bài biểu nổi tiếng có chiều sâu sức thuyết phục lời lẽ đanh thép. Đó là bài biểu “Lui vạn binh”. Tướng nhà Minh là Mạo Bá Ôn xem đến đó rỏ nước mắt khóc và tức thì cho rút quân về nước. Qua đó đã chứng minh sức nặng của một bài văn, bài biểu đến thế nào. Đẩy lùi cả đạo quân xâm lược to lớn. Giúp đất nước thoát khỏi cơn binh đao khói lửa đổ máu dân lành. Làm quan dưới triều đình nhà Mạc. Trần Tất Văn là người thanh liêm cao cả trong sáng về nhân cách đạo đức.

 

Giải đố trúng thưởng 100 USD tương đương 25 con cá Astrakhan

Ngày 10/3/2024, Zalo Hương Thảo Group giao lưu thông báo tôi trúng thưởng giải đố; nội dung như sau: Câu đố: Hôm nay mùng 8-3/ Riêng em anh tặng là hoa S/ Đã Sờ là phải hai S (SS)/ Ai mà giải đúng tặng tờ trăm đô (100 USD). Phần thưởng quy đổi= 25 con cá Astrakhan. Zalo Minh Trí- quê Hải Phòng đã giải đúng sau 1 phút nhanh nhất; đáp số là Hoa Su su. Chúc mừng zalo Minh Trí, phần quà sẽ chuyển về Hải Phòng nơi quê hương anh Minh Trí. Astrakhan là loài sống ở vùng nước ngọt của dòng sông Volga. Đầu của cá nhỏ, thân cá sáng bóng, thịt màu hồng và khi ăn sẽ có độ dai. Món cá khô được người dân Nga chế biến bằng cách ướp cá với muối rồi phơi cá dưới nắng. Cá muối Astrakhan vô cùng thơm ngon, khi được ăn thì bạn sẽ nhớ mãi món ăn này. Khi thưởng thức cá khô Astrakhan các bạn có thể ăn tất tần tật mọi thứ kể cả xương hay da cá, đây là điều đặc biệt của món ăn này. Su su là loại cây thuộc họ bầu bí, hoa Su su màu vàng rất dễ thương, lá rộng, thân cây dây leo trên giàn. Ở Việt Nam, Su su được trồng rất nhiều thành hệ thống giàn men theo sườn núi, dọc theo con đường từ thị trấn Sa Pa lên đến thác Bạc; hay được trồng rất nhiều ở Tam Đảo và là loại rau đặc sản ở nơi đây.

 

Hội thảo khoa học “Danh nhân Văn hóa- Lịch sử Lê Công Hành”

Ngày 10/3/2024, tại hội trường 18/8 Huyện ủy, UBND huyện Thường Tín, TP Hà Nội; diễn ra hội thảo khoa học “Danh nhân Văn hóa- Lịch sử Lê Công Hành- Thân thế, cuộc đời và sự nghiệp”; Trao tặng sách các nhà khoa bảng, trí thức và nghệ nhân tiêu biểu huyện Thường Tín; Các đơn vị đồng tổ chức: Viện Nhân học Văn hóa; Huyện ủy- HĐND- UBND- UBMTTQ huyện Thường Tín; Liên hiệp HTX Liên minh Quốc gia. Lê Công Hành (24/2/1606- 7/7/1661) là một quan lại thời Hậu Lê (Lê Trung Hưng). Ông được tôn xưng là ông tổ nghề thêu cổ truyền tại Việt Nam. Lê Công Hành thuộc dòng dõi nhà Mạc. Năm 1546, Mạc Hiến Tông băng hà, triều đình nhà Mạc biến loạn. Quý phi Bùi Thị Ban đưa Mạc Phúc Đăng (con thứ của Mạc Hiến Tông) chạy tránh loạn về định cư ở thôn Quất Động, về sau đổi thành họ Bùi và họ Trần, lập nên chi họ Bùi Trần ở Quất Động. Lê Công Hành chính tên là Trần Quốc Khái, sinh ngày 24/2/1606, tại làng Quất Động, huyện Thượng Phúc, phủ Thường Tín, trấn Sơn Nam (nay là thôn Quất Động, xã Quất Động, huyện Thường Tín, Hà Nội). Mạc Phúc Đăng là con bà Bùi Thị Ban về lánh nạn ở làng Quất Động. Tại đây, Mạc Phúc Đăng sinh con là Mạc Phúc Đồ. Mạc Phúc Đồ lại là ông nội của Trần Quốc Khái. Vì ông được cho làm con nuôi của một người họ Bùi trong làng, nên còn có tên là Bùi Quốc Khái, sau đổi tên thành Công Hành. Tương truyền, từ nhỏ ông đã có tiếng ham học và hay chữ. Lớn lên, ông thi đỗ Tiến sĩ (vào khoảng triều vua Lê Thần Tông). Sau khi ra làm quan, ông được triều đình bổ dụng vào các chức vụ từ biên quận đến triều đình, thăng dần lên hàng Thượng thư, từng được cử đi sứ nhà Minh. Do lập được nhiều công trạng, ông được triều đình ban cho Kim tử Vinh Lộc Đại phu, chức Tả thị lang bộ Công, tước Thanh Lương hầu, được vua ban quốc tính. Do đó mà ông có tên Lê Công Hành. Trước thế kỷ 18, người Việt đã biết nghề thêu và làm lọng, vào thời Trần, vua quan quen dùng đồ thêu và lọng. Năm 1289, vua Trần đã gửi tặng vua Nguyên một đệm vóc đỏ thêu chỉ vàng, một tấm thảm gấm viền nhiễu. Đến thời Lê Công Hành, ông đã dạy cho người làng Quất Động những kỹ thuật thêu và làm lọng tân tiến hơn mà ông đã tiếp thu được trong chuyến đi sứ sang Trung Quốc. Từ đó, nghề thêu và làm lọng trở nên phát triển, lan dần ra nhiều làng nghề trên khắp cả nước. Để ghi nhớ công đức của ông, người dân làng nghề tại Thường Tín lập nên Đền Ngũ Xã (do dân 5 xã lập). Trong đền có tấm bia Vũ Du Tiên sư bi ký ghi lại sự tích của tổ nghề thêu. Ông mất ngày 7/7/1661, thọ 56 tuổi, được triều đình truy tặng hàm Thượng thư Thái bảo Lương Quận công. Ngày giỗ hàng năm của ông được xem là lễ giỗ tổ nghề của những làng sinh sống bằng nghề thêu tại Việt Nam.

 

Mùng một đầu tháng tại Thiền trà Đức Viên

Ngày 10/3/2024, tức ngày mùng một đầu tháng hai âm lịch, tại Thiền trà Đức Viên, số 48 An Đà, Hải Phòng; đã diễn ra giao lưu gặp gỡ anh em họ Nguyễn TP Hải Phòng. Theo ông Nguyễn An Hưng- Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng họ Nguyễn TP Hải Phòng: Thời gian qua HĐ họ Nguyễn TP Hải Phòng đã có nhiều hoạt động khởi sắc. HĐ đã tổ chức thành công Đại hội HĐ họ Nguyễn huyện An Lão và Đại hội HĐ họ Nguyễn quận Hồng Bàng; CLB Doanh nhân họ Nguyễn TP Hải Phòng có nhiều hoạt động mới. HĐ đã chiêm bái dâng hương Đền thờ ba tướng họ Nguyễn ở làng Do Nha, xã Tân Tiến huyện An Dương và Từ đường Tam tiến sĩ họ Nguyễn ở làng Thạch Lựu, xã An Thái, huyện An Lão, TP Hải Phòng. Trong Lễ kỷ niệm ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 do Hội đồng họ Nguyễn Việt Nam TP Hải Phòng tổ chức, HĐ họ Nguyễn TP Hải Phòng đã tham gia tích cực. Thời gian tới HĐ họ Nguyễn TP Hải Phòng tiếp tục triển khai những hoạt động mới mang lại hiệu ứng tốt trong cộng đồng.

MT

 

Bài viết khác

Tác giả: minhtri