Kết nối hội họ gồm các sự kiện: Di tích lịch sử kháng chiến “Ga Hải Phòng”; Chuyên đề 3 Lớp Kei 7 Hải Phòng “Quản trị tài chính doanh nghiệp”; Trao đổi tìm hiểu về Tuệ Trung Thượng Sĩ Trần Tung; Chương trình nghệ thuật “Nghĩa tình Quán Toan”; Thường trực Hiệp hội Doanh nghiệp quận Hồng Bàng chúc mừng Hội nghĩa tình Quán Toan; Giới thiệu cuốn sách “Tóm tắt cuộc đời và sự nghiệp Sa môn Thích Trí Hải”; Hội ngộ mùa thu; Sinh hoạt chuyên đề tháng 10/2023 CLB nghiên cứu đô thị Hải Phòng; Hội ngộ ngày xanh; Giới thiệu không gian văn hóa sáng tạo LehLah Art Space; Họa sĩ nổi tiếng Mai Trung Thứ người Hải Phòng; Danh họa Trần Văn Cẩn với quê hương Hải Phòng; Hội NNYDC QHBN TP Hải Phòng tham dự hội nghị CLB Doanh nhân họ Nguyễn TP Hải Phòng; Họp thường kỳ CLB Doanh nhân họ Nguyễn TP Hải Phòng; Giao lưu gặp gỡ Tập đoàn Riway Việt Nam; Họp BLĐ CLB Doanh nhân họ Nguyễn Việt Nam; Những hoạt động khởi sắc của CLB Doanh nhân họ Nguyễn TP Hải Phòng; Thăm và làm việc với Công ty Tân Kế Toán; Giới thiệu những võ sư họ Nguyễn ở Hải Phòng; Những hoạt động khởi sắc của Trung tâm thư pháp, câu đối Hán Nôm học Hải Phòng; Chiều thư pháp “Hoàng hạc lâu”
Di tích lịch sử kháng chiến “Ga Hải Phòng”
Ngày 16/10/2023, mời các bạn đến tham quan di tích lịch sử kháng chiến “Ga Hải Phòng” tại phố Lương Khánh Thiện, quận Ngô Quyền, TP Hải Phòng. Nơi đây: Ngày 21/10/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đi xe lửa về Thủ đô Hà Nội, sau khi Người thăm nước Pháp trở về Tổ quốc, dừng chân tại thành phố Cảng Hải Phòng, trước đó 1 ngày 20/10/1946, sau 4 tháng 20 ngày thăm Cộng hòa Pháp, Bác Hồ trở về nước. Nơi đặt chân đầu tiên sau chuyến công du dài ngày trong bối cảnh đất nước vừa dành độc lập, đang đứng trước muôn vàn khó khăn thử thách, chính là bến Ngự- điểm đầu tiên của đường Hoàng Văn Thụ, Hải Phòng ngày nay. Đây cũng là lần đầu tiên Bác thăm thành phố Cảng. Ngày 21/11/1946, bộ đội và tự vệ nhà Ga đã chiến đấu anh dũng, phá hủy 2 xe thiết giáp, 1 xe tăng và diệt nhiều quân Pháp xâm lược. Ga Hải Phòng được UBND thành phố Hải Phòng công nhận là “Di tích lịch sử kháng chiến” theo quyết định số 2836/QĐ-VX ngày 13/12/1996. 77 năm đã trôi qua (1946- 2023), quân và dân Hải Phòng kỷ niệm 77 năm ngày Bác Hồ lần đầu về thăm thành phố Hải Phòng. Sau đó còn có 8 lần Bác về thăm Hải Phòng vào các năm: 1955, 1957, 1959, 1960 (ngày 10/1 và 18/1), 1961, 1962, 1963.
Chuyên đề 3 Lớp Kei 7 Hải Phòng “Quản trị tài chính doanh nghiệp”
Từ ngày 16 đến 20/10/2023 tại hội trường Chi cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng thành phố, số 240 Văn Cao, Hải Phòng; Hội khoa học phát triển nguồn nhân lực nhân tài Hải Phòng kết hợp với Viện đào tạo nguồn nhân lực Việt Nam- Nhật Bản VJCC đã tổ chức chuyên đề 3 Lớp Giám đốc chiến lược Keieijuku Hải Phòng khóa 7 với chủ đề “Quản trị tài chính doanh nghiệp”; Giảng viên: TS Nguyễn Thanh Bình- Chuyên gia đến từ VJCC. Các doanh nhân học viên đã nghe chuyên gia giảng viên truyền đạt những kiến thức sau: Tổng quan về kế toán và tài chính doanh nghiệp; Đọc, phân tích, kiểm soát báo cáo tài chính; Quản trị tài chính ngắn hạn; Những điểm lưu ý trong quản trị và thẩm định dự án đầu tư. Song song với học lý thuyết, chuyên gia giảng viên đã cho doanh nhân học viên thực hành các bài tập nhóm và thực tế ở doanh nghiệp cũng như trao đổi tọa đàm về các tình huống liên quan tới chuyên đề “Quản trị tài chính doanh nghiệp”. Đây là kiến thức thiết thực để các doanh nhân học viên có thể áp dụng thực tế vào doanh nghiệp mình đang công tác.
Trao đổi tìm hiểu về Tuệ Trung Thượng Sĩ Trần Tung
Ngày 16/10/2023, mời các bạn cùng trao đổi tìm hiểu về Tuệ Trung Thượng Sĩ Trần Tung là con cả của An Sinh Vương Trần Liễu, mẹ là Thiện Đạo phu nhân Lý Thị Nguyệt. Ngài là anh cả của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn và Nguyên Thánh Thiên Cảm Hoàng Thái Hậu (mẹ của Trần Nhân Tông). Trần Tung là bậc danh thần lỗi lạc, ngài đã nhiều lần làm sứ giả đến trại giặc để nghị hòa và thám thính ở Tổng hành dinh Thoát Hoan. Là người có nhiều công lao trong sự nghiệp chống đế quốc Nguyên- Mông (từng được cử làm Phó Tổng tư lệnh cánh quân phía Đông do Quốc công tiết chế Trần Hưng Đạo đảm trách) nên sau khi khải hoàn, Hưng Ninh Vương Trần Tung được vua Trần giao trấn giữ miền biên tái. Ở làng Dưỡng Chính, xã Chính Mỹ, huyện Thuỷ Nguyên, TP Hải Phòng các nhà sử học đã phát hiện thấy dấu vết Tịnh thất Dưỡng Chân của Tuệ Trung Thượng Sĩ Trần Tung. Do ảnh hưởng của Thiền phái Trúc Lâm và uy tín cũng như đạo hạnh của Trần Nhân Tông, Tuệ Trung Thượng Sĩ, đạo Phật thời Trần ở vùng đất Hải Phòng phát triển rất thịnh đạt. Việc đánh giá đúng mức và khôi phục di tích kiến trúc cổ nơi Tuệ Trung Thượng Sĩ Trần Tung hành đạo tại làng Dưỡng Chính, xã Chính Mỹ, huyện Thủy Nguyên, TP Hải Phòng cần được nghiên cứu đầu tư.
Chương trình nghệ thuật “Nghĩa tình Quán Toan”
Ngày 17/10/2023, tại sân khấu dài 120m ở Chợ Quán Toan, phường Quán Toan, quận Hồng Bàng, TP Hải Phòng đã diễn ra chương trình giao lưu nghệ thuật “Nghĩa tình Quán Toan”. Tham dự có đại diện chính quyền địa phương, đại diện ban lãnh đạo Hiệp hội Doanh nghiệp quận Hồng Bàng; đại diện lãnh đạo các Hội doanh nghiệp trên địa bàn Hải Phòng; Hội những người yêu dân ca Quan họ Bắc Ninh TP Hải Phòng; Hội Nghĩa tình Quán Toan cùng đông đảo các tiểu thương Chợ Quán Toan. Sau bài phát biểu khai mạc của ông Nguyễn Công Thành- Phó Chủ tịch HH Doanh nghiệp NVV thành phố, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp quận Hồng Bàng; Chủ tịch Hội Nghĩa tình Quán Toan, bà Nguyễn Bích Hòa- Phó Chủ tịch TT Hội nữ Doanh nhân Hải Phòng, Chủ tịch HH Doanh nghiệp quận Hồng Bàng đã có bài phát biểu chào mừng. Tiếp đó là những phát biểu tri ân của đại biểu khách mời. Một chương trình giao lưu nghệ thuật và liên hoan ẩm thực đã diễn ra vui vẻ, đầm ấm. Đây là những hoạt động thiết thực chào mừng kỷ niệm ngày Doanh nhân Việt Nam 13/10 và ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10 do Hội nghĩa tình Quán Toan tổ chức. Chương trình đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người tham dự.
Thường trực Hiệp hội Doanh nghiệp quận Hồng Bàng chúc mừng Hội nghĩa tình Quán Toan
Ngày 17/10/2023, tại sân khấu dài 120m ở Chợ Quán Toan, phường Quán Toan, quận Hồng Bàng, TP Hải Phòng; Đoàn Thường trực Hiệp hội Doanh nghiệp quận Hồng Bàng đã tặng hoa chúc mừng Hội nghĩa tình Quán Toan. Tham dự có đại diện chính quyền địa phương, đại diện ban lãnh đạo Hiệp hội Doanh nghiệp quận Hồng Bàng; đại diện lãnh đạo các Hội doanh nghiệp trên địa bàn Hải Phòng; Hội những người yêu dân ca Quan họ Bắc Ninh TP Hải Phòng; Hội Nghĩa tình Quán Toan cùng đông đảo các tiểu thương Chợ Quán Toan. Phát biểu đón tiếp ông Nguyễn Công Thành- Phó Chủ tịch HH Doanh nghiệp NVV thành phố, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp quận Hồng Bàng; Chủ tịch Hội Nghĩa tình Quán Toan, cảm ơn sự quan tâm động viên của Thường trực Hiệp hội Doanh nghiệp quận Hồng Bàng tới Hội nghĩa tình Quán Toan. Phát biểu giao lưu, bà Nguyễn Bích Hòa- Phó Chủ tịch TT Hội nữ Doanh nhân Hải Phòng, Chủ tịch HH Doanh nghiệp quận Hồng Bàng chúc Hội Nghĩa tình Quán Toan do ông Nguyễn Công Thành làm Chủ tịch ngày một phát triển và lớn mạnh, mang lại nhiều hiệu quả thiết thực trong kinh doanh và cuộc sống hội viên. Một chương trình giao lưu nghệ thuật và liên hoan ẩm thực đã diễn ra vui vẻ, đầm ấm. Đây là những hoạt động thiết thực chào mừng kỷ niệm ngày Doanh nhân Việt Nam 13/10 và ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10 do Hội nghĩa tình Quán Toan tổ chức.
Giới thiệu cuốn sách “Tóm tắt cuộc đời và sự nghiệp Sa môn Thích Trí Hải”
Ngày 17/10/2023, trân trọng giới thiệu tới độc giả cuốn sách “”Tóm tắt cuộc đời và sự nghiệp Sa môn Thích Trí Hải”. Cuốn sách khổ 14,5x 20,5cm, dày 152 trang, do NXB Tôn Giáo cấp phép in ấn xuất bản. Sa môn Thích Trí Hải là danh tăng để lại nhiều dấu ấn sâu đậm trong lịch sử Phật giáo Việt Nam thế kỷ XX. Cuộc đời, sự nghiệp và những cống hiến to lớn của Ngài đối với đạo pháp và dân tộc sẽ còn sống mãi trong lòng tăng ni, Phật tử và mỗi người dân. Cuốn sách gồm 6 phần: Phần I- Thân thế và quá trình tu đạo của Sa môn Thích Trí Hải; Phần II- Sự nghiệp và công lao cống hiến cho đạo pháp và dân tộc; Phần III- Tấm gương đạo hạnh; Phần IV- Sa môn Thích Trí Hải với thành phố Hải Phòng; Phần V- Một số tác phẩm của Sa môn Thích Trí Hải; Phần VI- Các bậc cao tăng, học giả, quản lý Nhà nước về tôn giáo viết về Sa môn Thích Trí Hải. Đây là cuốn sách mang tính phổ cập nên ban biên soạn viết theo hướng tập trung vào những nội dung cốt lõi, nổi bật, cách viết ngắn gọn, dễ đọc, dễ hiểu để phục vụ đại chúng. Xin trân trọng giới thiệu tới độc giả.
Hội ngộ mùa thu
Ngày 18/10/2023, chúng tôi cùng ôn lại ký ức khi làm tuyển tập thơ- nhạc với tên gọi “Dòng sông xanh”. Theo ông Hoàng Đình Linh- nguyên Chủ tịch Công đoàn Công ty Xăng dầu khu vực III; Tuyển tập thơ- nhạc “Dòng sông xanh” đã khắc họa những giai đoạn lịch sử của Công ty Xăng dầu khu vực III: Ngày Truyền thống của Ngành Xăng dầu Việt Nam và tính cách mạng của ngày này gắn liền với địa danh lịch sử là Hải Phòng là Tổng kho Xăng dầu Thượng Lý thuộc Công ty Xăng dầu Khu vực III- Petrolimex Hải Phòng. Ngay sau khi chúng ta chiến thắng Điện Biên Phủ, buộc thực dân Pháp cùng các bên liên quan ký kết Hiệp định Giơ-ne-vơ lập lại hòa bình tại Việt Nam; ngày 29/7/1955 đ/c Đỗ Mười- Chủ tịch Ủy ban Quân chính TP Hải Phòng (nguyên Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam) đã ký ban hành Sắc lệnh số 1566 về trưng dụng Sở dầu Thượng Lý. Ngày 29/7/1955 được lấy làm ngày thành lập Petrolimex Hải Phòng, đảm nhiệm vai trò chủ lực trong đáp ứng nhu cầu xăng dầu tại TP Hải Phòng và tạo nguồn cho một số khu vực lân cận ở Phía Bắc; là địa chỉ quan trọng trong tam giác phát triển kinh tế ở miền Bắc là: Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh.
Sinh hoạt chuyên đề tháng 10/2023 CLB nghiên cứu đô thị Hải Phòng
Ngày 18/10/2023, tại văn phòng số 93 phố Phương Khê, phường Đồng Hòa, quận Kiến An, TP Hải Phòng; đã diễn ra buổi sinh hoạt chuyên đề CLB nghiên cứu đô thị Hải Phòng của Trung tâm nghiên cứu và tư vấn phát triển đô thị trực thuộc Hội khoa học phát triển nguồn nhân lực nhân tài Hải Phòng. Phát biểu khai mạc, Ths, KTS Nguyễn Minh Trí- Chủ nhiệm CLB nghiên cứu đô thị Hải Phòng đã điểm lại hoạt động thời gian qua của CLB và đề ra hướng hoạt động CLB thời gian tới. Các thành viên tham gia sinh hoạt đã tự giới thiệu về bản thân mình và công việc đang nghiên cứu, thực hiện. Hội nghị đã nghe chuyên gia Tống Thị Lan Hương- hội viên CLB trình bày về chuyên đề “Chuyển đổi số trong kinh doanh”. Các thành viên dự hội nghị đã đặt ra các câu hỏi để diễn giả trả lời. Tiếp đó các thành viên CLB đã tham quan 32 sản phẩm Ocop của 32 đơn vị trưng bày trong siêu thị số 39 Phương Khê. Sinh hoạt chuyên đề tháng 10/2023 CLB nghiên cứu đô thị Hải Phòng đã thu được kết quả tốt đẹp.
Hội ngộ ngày xanh
Ngày 18/10/2023 tại phòng Paris tầng 2 Trung tâm sự kiện Lạc Hồng, đường Lê Hồng Phong, TP Hải Phòng; đã diễn ra hội ngộ nhóm bạn cùng lớp Trường cấp 1+2 Hồng Bàng khóa 1977- 1985. Phát biểu mở đầu, bạn Nguyễn Văn Định- trưởng ban liên lạc ôn lại những kỷ niệm một thời gắn bó suốt 8 năm cấp 1+2. Phát biểu giao lưu, bạn Lê Quốc Tiến- Chủ tịch Hội hữu nghị Việt Nam- Nhật Bản TP Hải Phòng mong muốn các bạn hội tụ có những đóng góp cho Hội HN Việt Nhật TP Hải Phòng trên cơ sở bạn bè một thời bên nhau trong mái trường phổ thông. Ban liên lạc nhất trí chọn ngày gần nhất để các bạn học sinh trường cấp 1+2 Hồng Bàng khóa 1977- 1985 từ mọi miền Tổ quốc về với Hải Phòng giao lưu gặp gỡ ôn lại một thời xa xanh, có sự hỗ trợ của văn phòng Hội hữu nghị Việt Nam- Nhật Bản TP Hải Phòng. Hội ngộ ngày xanh cũng chúc mừng bạn Nguyễn Văn Thắng mới được bổ nhiệm chức vụ quản lý mới có thể góp phần cho cộng đồng phát triển. Chương trình giao lưu gặp gỡ “Hội ngộ ngày xanh” đã để lại ấn tượng tốt đẹp.
Giới thiệu không gian văn hóa sáng tạo LehLah Art Space
Ngày 19/10/2023, mời các bạn tham quan không gian văn hóa sáng tạo LehLah Art Space, có địa chỉ tại số 16 Lê Đại Hành, quận Hồng Bàng, Hải Phòng. không gian văn hóa sáng tạo LehLah Art Space, các bạn sẽ đắm chìm trong các bức tranh mỹ thuật của các họa sĩ nổi tiếng trong và ngoài thành phố Hải Phòng, với nhiều chất liệu như: Sơn mài, sơn dầu, bột màu, màu nước, mực nho, bút sắt, khắc gỗ, chất liệu tổng hợp. Hay hòa cùng không khí nghệ thuật nhiều màu sắc. Thưởng thức những giai điệu du dương qua các bản nhạc, bài hát do các nghệ sĩ Hải Phòng sáng tác ca ngợi thành phố Cảng quê hương. Không gian văn hóa sáng tạo LehLah Art Space có thể phục vụ các chương trình hội họp, hội thảo, tọa đàm dưới 100 người. Có thể tổ chức các cuộc triển lãm các tác phẩm nghệ thuật trong các lĩnh vực; hội họa, điêu khắc, nhiếp ảnh… triển lãm sách; chiếu và tạo đàm về các bộ phim; hay hỗ trợ các cuộc đấu giá tác phẩm nghệ thuật nhằm gây quĩ từ thiện. Với chủ trương hình thành và xây dựng các không gian văn hóa sáng tạo, thì LehLah Art Space bước đầu đã đạt được những tiêu chí cần có.
Họa sĩ nổi tiếng Mai Trung Thứ người Hải Phòng
Họa sĩ Mai Trung Thứ quê làng Do Nha, xã Tân Tiến, huyện An Dương, Hải Phòng. Ông là con trai út cụ Mai Trung Cát, ông nội là Mai Trung Quế- Tri châu Tuần Giáo kiêm nhiệm châu Luân, quyền Tri phủ Điện Biên được triều đình Huế phong tặng tước Thái Thường Tự Khanh, gia tặng Đô Sát Viện hữu phó Đô Ngự Sử. Cha là Mai Trung Cát, Tổng đốc Bắc Ninh, được gia phong tước Thái tử Thiếu bảo, Đông Các Đại học sĩ, Văn Tân Nam và chính quyền Pháp phong tước hiệu Nam tước. Mai Trung Thứ sinh năm 1906 tại Hà Nội. Năm 1925, ông thi vào khóa I trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương cùng với Nguyễn Phan Chánh, Lê Văn Đệ, Lê Phổ, Gióoc-giơ Khánh, Nguyễn Cao Luyện… Đây là trường Mỹ thuật duy nhất cho toàn Đông Dương do Victor Tardieu làm Hiệu trưởng, Tardieu là một nghệ sĩ đồng thời là một nhà sư phạm giỏi, một trí thức Pháp tiến bộ. Chính ông là người đã phát hiện và đào tạo những tài năng lớn về hội hoạ của Việt Nam sau này. Trong những năm theo học, lúc đầu Mai Trung Thứ theo đuổi chất liệu tranh sơn dầu vẽ cảnh sinh hoạt của nông thôn Việt Nam thời đó, về sau ông chuyển sang vẽ tranh lụa, chất liệu tranh đã tạo nên tên tuổi ông sau này. Tranh của Mai Trung Thứ nổi bật với những gam màu tươi sáng, con người và cảnh vật cũng tươi sáng giống như tranh của Tô Ngọc Vân sau này. Trong những năm theo học, Mai Trung Thứ đã tham gia nhiều cuộc triển lãm tranh ở Hà Nội và Sài Gòn, tranh của ông thoạt đầu là những bức tranh sơn dầu vẽ cảnh sinh hoạt của nông thôn Việt Nam thời đó, dần dà ông chuyển sang vẽ tranh lụa. Thời ấy ở trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương có ba hoạ sĩ cũng vẽ tranh lụa: Mai Trung Thứ, Nguyễn Phan Chánh và Lê Văn Đệ, mỗi người một phong cách và bút pháp khác nhau. Tranh Nguyễn Phan Chánh thiên về gam màu trầm, nâu sẫm và tận dụng chi tiết của chất lụa tơ tằm. Lê Văn Đệ thì đài các, thiên về tôn giáo. Mai Trung Thứ vẽ bằng chất liệu màu tươi sáng, con người và cảnh vật cũng tươi sáng giống như tranh của Tô Ngọc Vân sau này. Vào những năm 29- 30, Mai Trung Thứ cùng các bạn đồng nghiệp tham gia hầu hết các cuộc triển lãm mỹ thuật ở Hà Nội, tác phẩm của ông đã để lại nhiều ấn tượng cho người xem. Một số tranh phong cảnh của ông sử dụng chất lượng sơn nhựa, màu chưa mài, là gợi ý cho tranh sơn mài xuất hiện sau này và khẳng định từ hoạ sĩ bậc thầy Nguyễn Gia Trí với những bức sơn mài tráng lệ, huyền ảo, thoát khỏi sự ràng buộc về tính trang trí đơn thuần. Năm 1930, sau khi tốt nghiệp trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, Mai Trung Thứ được bổ nhiệm dạy vẽ tại trường Quốc học Huế. Mảnh đất và con người cố đô đã làm ông say đắm và chính nơi đây đã làm nở rộ tài năng vẽ lụa của ông. Hàng loạt các tác phẩm lụa của ông ra đời mà nhân vật trong tác phẩm của ông là những cô gái Huế dịu dàng kiều diễm, những khung cảnh hữu tình bên dòng sông Hương, những mái nhà cong của khu đền đài lăng tẩm. Sáu năm sống và làm việc trong thành phố Huế đã gợi cho ông những hình ảnh, những ký ức không thể nào phai nhoà và tạo cho ông chỗ đứng vững chắc trong nền hội hoạ đương đaị Việt Nam… Cùng với một số hoạ sĩ khác, Mai Trung Thứ tham gia trưng bày tranh ở nhiều nước trên thế giới như ở Italia (Rôm 1932, Milăng 1934, Naplơ 1934) ở Bỉ (Bruxen 1936) ở Mỹ (Xan Franxicô 1937) và ở Pháp nơi ông đến định cư sau này. Sau khi tham gia Hội chợ đấu xảo Paris năm 1936 Mai Trung Thứ quyết định sinh sống, tại thành phố Pari hoa lệ, nơi hội tụ các danh hoạ lớn của thế giới với các hoạ sĩ bậc thầy như:Fernand Léger, Picasso và biết bao tài năng thế giới khác. Có mặt ở đó và tạo được chỗ đứng riêng cho mình về hội hoạ đâu phải dễ dàng nếu không có thực tài. Cũng thời đó, các hoạ sĩ Việt Nam, ngoài Mai Trung Thứ còn có Lê Phổ, Vũ Cao Đàm, Lê Thị Lựu cũng đang hành nghề ở Pari khi mà công chúng Pari chưa biết đến hội hoạ Việt Nam- một nước họ coi như thuộc địa chưa khai hoá nhiều. Những ngày đầu, ngoài những bức lụa, Mai Trung Thứ còn kiếm sống thêm bằng cây đàn bầu mà ông học được khi ở Huế, cây đàn cũng rất Việt Nam. Dần dà những bức lụa mang đầy bản sắc dân tộc của ông mới cuốn hút được công chúng. Suốt mấy chục năm sống và làm việc tại thủ đô nước Pháp, ông chỉ vẽ bằng những kỷ niệm về các cô thiếu nữ, các bà mẹ Việt Nam, khung cảnh Việt Nam, những mái lá hay đền đài cung điện, những ngọn đèn dầu hoả, những vườn hoa đủ sắc màu hay những lùm tre bên ao sen nở… Cứ 3 năm một lần, ông mở triển lãm tranh lụa của mình tại một Galơri sang trọng ở Paris và những phòng triển lãm ấy nuôi ông để có thể vẽ tiếp… Dù có những đóng góp xuất sắc cho hội họa Việt Nam hiện đại thời kỳ sơ khai trong những năm đầu thế kỷ 20, nhưng các tác phẩm Mai Trung Thứ chủ yếu được biết đến ở nước ngoài hơn là ở Việt Nam. Tại quê hương ông, sự nghiệp sáng tác của Mai Trung Thứ ít được biết đến hơn so với nhiều họa sĩ nổi danh cùng lứa, có thể vì phần lớn cuộc đời ông trôi qua tương đối lặng lẽ trong những năm tháng sống và sáng tác chủ yếu trong căn hộ ở ngoại ô thủ đô Paris của nước Pháp. Năm 1974 là lần đầu tiên và cũng là lần cuối cùng, Mai Trung Thứ có dịp về thăm đất mẹ sau gần 40 năm xa quê hương. Mai Trung Thứ được coi là họa sĩ góp phần quan trọng tạo nên sự phong phú về màu sắc của chất liệu tranh lụa Việt Nam đương thời ông. Đề tài yêu thích của ông là về phụ nữ, trẻ em và cuộc sống hàng ngày với cái nhìn mang đầy màu sắc dân gian và bản sắc văn hóa truyền thống của Việt Nam. Những cuộc trưng bày các tác phẩm của ông tại nhiều triển lãm trên thế giới đã góp phần giúp hội họa hiện đại Việt Nam được biết đến nhiều hơn tại phương Tây. Tháng Tám năm 1945, ở trong nước, cuộc Tổng khởi nghĩa bùng nổ. Bên kia, trên đất Pháp, kiều bào nghe tin mừng nô nức hưởng ứng. Mai Trung Thứ lúc đó đang hoạt động điện ảnh, ông có chiếc máy quay phim 35 ly và quay những hoạt động của Việt kiều trên đất Pháp, những cuộc mít tinh, biểu tình, những cuộc hội họp và hưởng ứng Tuần lễ vàng, ủng hộ chính phủ Hồ Chí Minh… Năm 1946, ông gửi về nước bộ phim tài liệu ông quay được với nhan đề “Sức sống của 25.000 kiều bào tại Pháp” do chính ông đứng tên hãng sản xuất là Tân Việt. Bộ phim được chiếu rộng rãi trên các rạp ở Hà Nội, làm nức lòng nhân dân thủ đô. Mùa thu năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh sang Pháp theo lời mời của chính phủ Pháp, cùng thời gian đó phái đoàn Phạm Văn Đồng cũng sang Pháp đàm phán với Chính phủ Pháp. Mai Trung Thứ là người Việt Nam duy nhất quay phim cùng với nhà nhiếp ảnh Vũ Năng An từ trong nước sang chụp ảnh, đã ghi lại được những hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh và phái đoàn Phạm Văn Đồng. Tất cả sau được chiếu rộng rãi ở thủ đô Pari với những cảnh quay rất đẹp và sinh động mà sau này khi chuyển về nước được các nhà điện ảnh Việt Nam rất khâm phục. Dù hơn nửa đời người sống xa Việt Nam nhưng Mai Trung Thứ đã làm hết sức mình những gì có thể cho sự phát triển của nền văn hóa nghệ thuật tại quê nhà. Ngoài những cống hiến cho nền hội họa Việt Nam, Mai Trung Thứ còn có nhiều đóng góp quý báu cho nền Điện ảnh Việt Nam. Năm 1946, khi Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng đoàn đại biểu cấp cao sang thăm Cộng hòa Pháp, họa sĩ Mai Trung Thứ là Giám đốc hãng phim Tân Việt đã được cử đi cùng Bác Hồ 4 tháng để quay phim, ghi lại các hoạt động của Hồ Chủ tịch trên đất Pháp. Năm 1975, ông đã tặng lại cho Đảng và Nhà nước Việt Nam những thước phim quý giá này. Đó là những thước phim ghi lại chân thực hình ảnh Hồ Chủ tịch sau khi giành được độc lập, tự do cho đất nước được đón chào nồng nhiệt trong vòng tay nhân dân Pháp và hàng chục vạn Việt kiều. Những thước phim đã trở thành tư liệu lịch sử duy nhất về hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh trên đất Pháp. Những bộ phim tài liệu quý giá của ông như “Hồ Chủ tịch tại Pháp” hay “Hội nghị Fontainebleau 1946” đã giúp ích rất nhiều trong việc cung cấp tư liệu lịch sử cho các nhà làm phim tài liệu ở Việt Nam cũng như quốc tế sau này. Tháng 1 năm 1974 Mai Trung Thứ về thăm Tổ quốc sau 38 năm xa quê hương cùng với rất nhiều văn nghệ sĩ trí thức khác như nhà điêu khắc Điềm Phùng Thị (học trò của ông), tiến sĩ sử học Thu Trang… theo lời mời của Chính phủ ta. Mai Trung Thứ đã khóc khi xuống phi trường Gia Lâm, đón ông tại sân bay ngày đó có nhiều văn nghệ sĩ, trí thức như nhà văn Mai Ngữ (cháu ruột ông), nhà văn Tô Hoài và nhiều quan chức khác… Các tổ chức văn nghệ ở thủ đô đã tổ chức tiếp xúc ông. Trong cuộc tiếp xúc với Bộ Văn hoá, Thứ trưởng kiêm Bí thư Đảng đoàn Bộ Văn hoá đã tiếp nhận món quà quý của hoạ sĩ Mai Trung Thứ. Đó là những thước phim mà ông quay về Chủ tịch Hồ Chí Minh và phái đoàn Phạm Văn Đồng khi ở Pháp năm 1946. Dựa vào những thước phim vô cùng quý giá này, cuối năm 1974 đạo diễn điện ảnh Phạm Kỳ Nam, cùng với nhà biên kịch Hồng Hà sang Pari sưu tầm thêm và xây dựng thành công bộ phim về cuộc đời hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Thời gian khi phái đoàn Phạm Văn Đồng sang Pari đàm phán với chính phủ Pháp năm 1946 hay năm 1968 phái đoàn Xuân Thuỷ sang Paris dự cuộc đàm phán bốn bên, (suốt từ năm 1968 đến 1972) Mai Trung Thứ cùng nhiều Việt kiều đã tạo mọi điều kiện để giúp đỡ phái đoàn ta. Sau chuyến về thăm Tổ quốc, trở lại Paris Mai Trung Thứ có hứa với sẽ trở lại vào năm sau (1975) để giúp đỡ đất nước sản xuất hàng mỹ nghệ, mỹ thuật xuất khẩu sang châu Âu nhưng ông không trở về được vì nhiều lý do. Năm 1980, sau khi kết thúc phòng triển lãm cuối cùng ở Paris- phòng triển lãm tranh lớn nhất và thành công nhất của ông, mùa hè năm ấy ông qua đời đột ngột vì bệnh tim, hưởng thọ 75 tuổi. Thi hài của ông được an táng dưới chân một ngọn núi cách thủ đô Pháp không xa. 15 năm sau, năm 1995, người con gái duy nhất của ông- Bác sĩ thú y Mai Lan Phương tuân theo lời dặn của cha đã về nước cùng với chồng và con, sống và làm việc trong tổ chúc Thú y không biên giới, giúp đỡ nhân dân ta cách phòng chống các bệnh gia súc. 2 năm sau, xong công việc lại trở về Pháp… Chân dung cô Phương (tiếng Pháp: Portrait of Mademoiselle Phuong) là một tác phẩm nổi tiếng của họa sĩ Mai Trung Thứ. Vào tháng 4 năm 2021, bức tranh được trả với giá là 3.1 triệu USD khi tham gia phiên đấu giá “Beyond Legends: Modern Art Evening Sale” của Sotheby’s diễn ra tại Hồng Kông. Bức tranh trở thành tác phẩm có giá công khai cao nhất của nền mỹ thuật Việt Nam, vượt xa kỷ lục 1,4 triệu USD bức “Khỏa thân” của Lê Phổ. Tác phẩm là bản vẽ của một người tên Phương, được xem là người tình của họa sĩ Mai Trung Thứ. Vào năm 1930, tác phẩm được triển lãm lần đầu tiên tại trường Mỹ Thuật Đông Dương trước khi tham dự Triển Lãm Quốc Tế Thuộc Địa năm 1931 ở Paris. Bức tranh là một biểu tượng văn hóa, từng được xuất hiện ở các phân cảnh của phim Mùi Đu Đủ Xanh (The Scent of Green Papaya) năm 1993 của đạo diễn Trần Anh Hùng. Mai Trung Thứ là một nghệ sĩ, một hoạ sĩ lớn của Việt Nam vào đầu thế kỷ 20. Ông cũng là một nhà trí thức yêu nước tuy ở xa Tổ quốc nhưng đã làm hết sức mình vì đất nước, vì dân tộc. Thực hiện di nguyện của Mai Trung Thứ, ngày 20/02/2019, chính quyền xã Tân Tiến, huyện An Dương, thành phố Hải Phòng và gia tộc họ Mai Trung đã tổ chức lễ truy điệu cố họa sỹ tại quê nhà, với sự tham dự của đại diện đông đảo cơ quan chính quyền, Bộ, ngành trung ương và địa phương cũng như người dân quê nhà. Ngày 18/02/2019, sau gần 40 năm, hài cốt của cố danh họa đã được đưa về Việt Nam, tại khu lăng mộ của dòng tộc Mai Trung, đúng với ước nguyện của danh họa và gia đình. Với những đóng góp tích cực cho nền hội họa và điện ảnh nước ta, Mai Trung Thứ được coi là nhân vật lịch sử Hải Phòng và được giới thiệu trong sách Nhân vật lịch sử Hải Phòng tập 2. Hội đồng Nhân dân thành phố Hải Phòng đã ra quyết định đặt tên ông cho một con phố ở phường Đằng Hải, quận Hải An Hải Phòng. Đó là con phố dài 1500 m, một đầu bắt vào đường Đằng Hải, đầu kia cắt ngang ngõ 175A thuộc tổ dân phố số 9 phường Đằng Hải.
Danh họa Trần Văn Cẩn với quê hương Hải Phòng
Hoạ sĩ Trần Văn Cẩn sinh ngày 13/8/1910 trong một gia đình trí thức nghèo tại Kiến An, Hải Phòng. Thân phụ của ông là công chức làm việc tại bưu điện, thân mẫu là nghệ nhân nặn tò he và làm đèn giấy nan tre trong khi người cậu cũng là nghệ nhân vẽ đèn giấy. Trần Văn Cẩn được gia đình cho ăn học tử tế. Có lẽ một phần ảnh hưởng từ mẹ và cậu cộng thêm năng khiếu thiên phú, tình yêu với hội hoạ trong ông sớm bộc lộ từ thuở nhỏ và được thân phụ, gia đình tán thành. Năm 15 tuổi (1925), ông thi đỗ và theo học nghề vẽ dentelle (đăng ten) và làm đồ gỗ tại Trường Bách Nghệ (Hà Nội). Sau khi tốt nghiệp, Trần Văn Cẩn về làm tại Sở cá Nha Trang, ông vẽ lại những mẫu cá lạ lưu để vào hồ sơ tư liệu. Khoảng thời gian lăn lộn nơi đất biển đã mang đến cho ông tình yêu thương, gần gũi đặc biệt với người dân chài. Ông say mê vẽ phong cảnh, con người Nha Trang. Ông tái hiện lại vóc dáng vạm vỡ, nước da rám nắng cùng khung cảnh lao động ấn tượng của người dân miền biển trong nhiều bức tranh. Cũng từ đây, ý tưởng trở thành một hoạ sĩ dần nhen nhóm trong ông. Năm 1931, Trần Văn Cẩn thi đậu và theo học về hội họa, đồ họa, trang trí tại Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, khóa VI (1931-1936). Bạn học một thuở cùng của ông là Lưu Văn Sìn, Nguyễn Gia Trí, Nguyễn Văn Tạo, Vũ Đức Nhuận, Nguyễn Thụy Nhân. Trong thời gian này, ông vừa học vừa sáng tác, bước đầu ra mắt những tác phẩm thực thụ đầu tiên. Dù theo học về sơn dầu nhưng Trần Văn Cẩn không bỏ qua những chất liệu thuần túy dân tộc đã được các đàn anh khai xướng như: lụa (Nguyễn Phan Chánh), sơn mài (Trần Quang Trân, Nguyễn Gia Trí), khắc gỗ… Vị danh hoạ đã gặt hái thành công từ tất cả những chất liệu trên. Trong đó, đáng kể đầu tiên chính là quá trình tiên phong chuyển đổi sơn mài thủ công thành phương tiện biểu đạt tuyệt vời cho hội họa. Năm 1933, Trần Văn Cẩn cùng với Phạm Hậu, Lê Phổ, Nguyễn Khang và Trần Quang Trân, tập trung nghiên cứu về kỹ thuật sơn ta. Họ tìm cách pha chế, vẽ chồng nhiều lớp sơn, sau đó áp dụng thêm kỹ thuật mài, thể nghiệm thành công tranh sơn mài từ sơn son, vỏ trứng. Năm 1934, tác phẩm đầu tay của ông với tên gọi “Mẹ tôi” được trưng bày tại triển lãm ở Paris. Một năm sau đó, có đến 4 tác phẩm của ông là “Em gái tôi” (sơn dầu), “Cha con” (lụa), “Đi làm đồng” và “Cảnh bờ sông” (khắc gỗ màu) góp mặt trong triển lãm lần thứ nhất của Hội Khuyến khích Kỹ thuật và Công nghệ (SADEAL). Ông được tặng giải ngoại hạng đồng thời cũng được cử vào Ban giám khảo. Năm 1936, tác phẩm tốt nghiệp “Lều chõng” của Trần Văn Cẩn được đánh giá rất cao. Ông được chính quyền thuộc địa đề cao nhưng lại từ chối đề nghị bổ nhiệm công việc để tập trung trải nghiệm, thử sức sáng tác trên nhiều chất liệu khác nhau. Cùng với Tô Ngọc Vân, Lê Văn Đệ, Lương Xuân Nhị, … Trần Văn Cẩn là một trong những thành viên mẫn cán của nhóm FARTA. FARTA là nhóm các hoạ sĩ trẻ đầy tinh thần dân tộc tại Hà Nội, họ mong muốn được tự sáng tạo nghệ thuật. Từ năm 1938- 1942, nhóm tổ chức 2 cuộc triển lãm tranh gây được tiếng vang lớn lúc bấy giờ. Trong đó, 2 tác phẩm lần đầu tiên gửi tham gia phòng tranh là: “Em Thúy” (sơn dầu) và “Gội đầu” (khắc gỗ) đã giành giải thưởng. Trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Trần Văn Cẩn hoạt động trong Hội Văn hóa Cứu quốc, tham gia vẽ tranh cổ động thể hiện tình cảm với phong trào đấu tranh giành độc lập. Những tác phẩm tranh cổ động của ông thời đó là: “Cứu nông dân”, “Trừ giặc đói”, “Phá xiềng” hay “Bản đồ Việt Nam không thể chia cắt”. Sau Cách mạng tháng Tám, tháng 9/1945, ông cùng nhiều họa sĩ khác dựng lên hàng chục bức tranh cổ động đặt quanh hồ Hoàn Kiếm. Đặc biệt, bức “Nước Việt Nam của người Việt Nam” do ông sáng tác chính là bức tranh đặc biệt được căng lên toà nhà Địa ốc ngân hàng- cũng chính là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày nay. Năm 1946, bức tranh lụa “Xuống đồng” của Trần Văn Cẩn được trao giải nhất trong Triển lãm mỹ thuật toàn quốc được tổ chức lần đầu dưới chế độ mới tại Hà Nội. Tác phẩm cũng được Hội Văn hóa Cứu quốc mua lại với bức “Bác Hồ làm việc ở Bắc bộ phủ” của Tô Ngọc Vân và bức “Chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh” của Nguyễn Đỗ Cung. Tháng 7/1948, trong Đại hội Văn nghệ toàn quốc, ông được bầu vào Ban thường vụ Hội Văn nghệ Việt Nam. Tháng 6/1954, ông thay thế Tô Ngọc Vân (vừa qua đời) đảm nhiệm vị trí Hiệu trưởng trường Mỹ thuật và tiếp tục cương vị đó trong 15 năm (1954- 1969). Ông cũng là Tổng thư ký Hội mỹ thuật Việt Nam nhiệm kỳ thứ nhất (1958 -1983); Chủ tịch hội nghệ sĩ tạo hình Việt Nam nhiệm kỳ 2 (1983-1989). Từ năm 1978, ông trở thành Cộng tác viên của Viện hàn lâm nghệ thuật Cộng hoà Dân chủ Ðức và hoạt động trong thời gian dài. Trần Văn Cẩn mất năm 1994 tại Hà Nội. Ông để lại sự nghiệp sáng tác hơn 60 năm với hàng trăm bức hoạ cho người vợ đồng thời cũng là nhà điêu khắc gia Trần Thị Hồng và cũng coi nó như món quà mọn cuối cùng cho người bạn đời Bút pháp hội hoạ của Trần Văn Cẩn mang đậm dấu ấn cá nhân, vừa hiện đại mới mẻ, giàu tính liên tưởng đồng thời vẫn đậm đà sắc vị dân gian cũng như bản sắc dân tộc. Tác phẩm của ông chân thực, nhẹ nhàng, không cường điệu. Chúng là kết quả của hành trình vừa gian nan nhưng cũng không kém phần hứng khởi. Ông đã tìm tòi và sáng tạo không ngừng, tiếp thu nghệ thuật hàn lân Phương Tây kết hợp nhuần nhuỵ với bản sắc dân tộc được nghiên cứu dày công trong tranh dân gian Đông Hồ, Hàng Trống hay các tác phẩm điêu khắc dân gian. Trần Văn Cẩn để lại cho nền hội hoạ Việt Nam một gia tài thật sự đồ sộ. Tác phẩm của ông được trưng tại bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam cũng như được rất nhiều cá nhân, tổ chức nước ngoài yêu mến và sưu tầm. Danh họa Trần Văn Cẩn- Cây đại thụ của làng Mỹ thuật Việt Nam. Ông dành trọn đời cống hiến, sáng tạo và theo đuổi nghệ thuật một cách nghiêm túc. Với những cống hiến để đời, ông được trao nhiều huân chương cao quý. Trong đó, đặc biệt nhất là Huân chương Lao động hạng nhất. Hai năm sau ngày hoạ sĩ qua đời (năm 1996), ông được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt I về văn học nghệ thuật. Ông là gương sáng chói về lao động nghệ thuật cho thế hệ trẻ ngày nay. Tại thành phố Hải Phòng có phố Trần Văn Cẩn ở quận Kiến An, quê hương của ông.
Hội NNYDC QHBN TP Hải Phòng tham dự hội nghị CLB Doanh nhân họ Nguyễn TP Hải Phòng
Ngày 20/10/2023 tại hội trường trụ sở CLB Doanh nhân họ Nguyễn TP Hải Phòng, trong khuôn viên Doanh nghiệp Đá quí Đá phong thủy Trung Hiếu, số 01 Lô 14A mặt đường Lê Hồng Phong, phường Đằng Lâm, quận Hải An, TP Hải Phòng; đã diễn ra họp thường kỳ CLB Doanh nhân họ Nguyễn TP Hải Phòng. Tham dự có đại diện lãnh đạo CLB Doanh nhân họ Nguyễn Việt Nam; Hội đồng họ Nguyễn TP Hải Phòng; các đối tác bạn bè; BLĐ cùng toàn thể doanh nhân hội viên CLB Doanh nhân họ Nguyễn TP Hải Phòng. Các tiết mục văn nghệ chào mừng do các nghệ sĩ hội viên Hội những người yêu dân ca Quan họ Bắc Ninh TP Hải Phòng thực hiện gồm có: 1/Tốp nữ: Mời nước mời trầu- dân ca Quan họ Bắc Ninh; 2/Đơn ca: Nhớ về Hội Lim- hát chèo, BD Thu Hồng+ tốp nam nữ phụ họa; 3/Đơn ca nam: Người chiến sĩ ấy- BD: Minh Khang; 4/Đơn ca: Lời ru, sáng tác: Lê Minh, BD: Hải Vân; 5/Tốp nam nữ: Trầu cau Quan họ- Dân ca Quan họ Bắc Ninh; 6/Tốp nam nữ: Bến cảng quê hương tôi ST: Hồ Bắc. Các tiết mục văn nghệ chào mừng do các nghệ sĩ hội viên Hội những người yêu dân ca Quan họ Bắc Ninh TP Hải Phòng thực hiện đã được hội nghị đáng giá cao và để lại những ấn tượng tốt đẹp.
Họp thường kỳ CLB Doanh nhân họ Nguyễn TP Hải Phòng
Ngày 20/10/2023 tại hội trường trụ sở CLB Doanh nhân họ Nguyễn TP Hải Phòng, trong khuôn viên Doanh nghiệp Đá quí Đá phong thủy Trung Hiếu, số 01 Lô 14A mặt đường Lê Hồng Phong, phường Đằng Lâm, quận Hải An, TP Hải Phòng; đã diễn ra họp thường kỳ CLB Doanh nhân họ Nguyễn TP Hải Phòng. Tham dự có đại diện lãnh đạo CLB Doanh nhân họ Nguyễn Việt Nam; Hội đồng họ Nguyễn TP Hải Phòng; các đối tác bạn bè; BLĐ cùng toàn thể doanh nhân hội viên CLB Doanh nhân họ Nguyễn TP Hải Phòng. Sau bài phát biểu khai mạc của Doanh nhân Nguyễn Tiến Hanh- Phó Chủ tịch TT CLB Doanh nhân họ Nguyễn Việt Nam, Chủ nhiệm CLB Doanh nhân họ Nguyễn TP Hải Phòng; BTC đã tặng quà cho tất cả các nữ doanh nhân có mặt trong khán phòng nhân chào mừng Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10. Tiếp đó hội nghị đã nghe đại diện Tập đoàn Riway Việt Nam diễn thuyết về việc sử dụng tế bào gốc để chăm sóc sức khỏe. Một chương trình giao lưu văn nghệ và liên hoan ẩm thực đã diễn ra vui vẻ, thân mật. Họp thường kỳ CLB Doanh nhân họ Nguyễn TP Hải Phòng đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người tham dự.
Giao lưu gặp gỡ Tập đoàn Riway Việt Nam
Ngày 20/10/2023 tại hội trường trụ sở CLB Doanh nhân họ Nguyễn TP Hải Phòng, trong khuôn viên Doanh nghiệp Đá quí Đá phong thủy Trung Hiếu, số 01 Lô 14A mặt đường Lê Hồng Phong, phường Đằng Lâm, quận Hải An, TP Hải Phòng; đã diễn ra họp thường kỳ CLB Doanh nhân họ Nguyễn TP Hải Phòng. Tham dự có đại diện lãnh đạo CLB Doanh nhân họ Nguyễn Việt Nam; Hội đồng họ Nguyễn TP Hải Phòng; các đối tác bạn bè; BLĐ cùng toàn thể doanh nhân hội viên CLB Doanh nhân họ Nguyễn TP Hải Phòng. Tập đoàn Riway Việt Nam tham dự hội nghị gồm có các thành viên: 1/Mr Brad Liang- Tổng Giám đốc Riway Việt Nam; 2/Mr Lucas Chen- Phó Tổng Giám đốc phát triển thị trường Riway Việt Nam; 3/Mr Cody Chen- Ban phát triển thị trường Riwey Việt Nam; 4/Ms Lại Thị Hà- Ban PTTT; 5/Ms Nguyễn Thị Thu Hường- Ban PTTT cùng các thành viên Tập đoàn Riway Việt Nam- Kinh doanh các sản phẩm tế bào gốc chăm sóc sức khỏe.
Họp BLĐ CLB Doanh nhân họ Nguyễn Việt Nam
Ngày 21/10/2023 tại trụ sở CLB Doanh nhân họ Nguyễn Việt Nam, trong khuôn viên Doanh nghiệp Đá quí Đá phong thủy Trung Hiếu, số 01 Lô 14A mặt đường Lê Hồng Phong, phường Đằng Lâm, quận Hải An, TP Hải Phòng; đã diễn ra họp BLĐ CLB Doanh nhân họ Nguyễn Việt Nam. Phát biểu khai mạc, ông Nguyễn Thanh Sơn- Chủ tịch CLB Doanh nhân họ Nguyễn Việt Nam đánh giá cao những hoạt động của CLB Doanh nhân họ Nguyễn TP Hải Phòng; mong rằng thời gian tới CLB Doanh nhân họ Nguyễn các tỉnh thành tiếp tục triển khai tốt các hoạt động và hoàn thành các nhiệm vụ đã đề ra. Phát biểu nhận nhiệm vụ. Doanh nhân Nguyễn Tiến Hanh- Phó Chủ tịch TT CLB Doanh nhân họ Nguyễn Việt Nam, Chủ nhiệm CLB Doanh nhân họ Nguyễn TP Hải Phòng cảm ơn sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của Chủ tịch CLB Doanh nhân họ Nguyễn Việt Nam. Phát huy những thành công đã đạt được; thời gian tới CLB Doanh nhân họ Nguyễn TP Hải Phòng và CLB Doanh nhân họ Nguyễn các tỉnh thành trên toàn quốc sẽ phấn đấu thực hiện tốt các nhiệm vụ đã đề ra, trong đó nhiệm vụ trước mắt là phát triển hội viên mới và làm tốt công tác văn phòng CLB.
Những hoạt động khởi sắc của CLB Doanh nhân họ Nguyễn TP Hải Phòng
Ngày 21/10/2023, BLĐ CLB Doanh nhân họ Nguyễn TP Hải Phòng đã gửi báo cáo hoạt động đến CLB Doanh nhân họ Nguyễn Việt Nam và HĐ họ Nguyễn TP Hải Phòng. Kể từ khi được thành lập đến nay CLB Doanh nhân họ Nguyễn TP Hải Phòng đã có nhiều hoạt động khởi sắc, CLB có trụ sở riêng, con dấu và tài khoản riêng, có ban lãnh đạo luôn nhiệt tình trách nhiệm, đặc biệt các doanh nhân hội viên CLB Doanh nhân họ Nguyễn TP Hải Phòng luôn nhiệt tâm nhiệt huyết; Duy trì tốt hoạt động của doanh nghiệp mình, đóng góp đầy đủ nghĩa vụ cho ngân sách nhà nước, đảm bảo an sinh xã hội, mang đến cho thị trường những sản phẩm tốt. Đặc biệt sự hoạt động của CLB Doanh nhân họ Nguyễn Hải Phòng luôn được sự quan tâm chỉ đạo của Ban lãnh đạo Hội đồng họ Nguyễn thành phố Hải Phòng. Một niềm vui bất ngờ, được sự tin yêu của ban lãnh đạo trung ương CLB Doanh nhân họ Nguyễn Việt Nam, trụ sở của Trung ương CLB Doanh nhân họ Nguyễn Việt Nam đã chính thức được đặt tại trụ sở của CLB Doanh nhân họ Nguyễn thành phố Hải Phòng. Vinh dự to lớn này, trung ương đã dành cho thành phố Hải Phòng. Vậy là trụ sở mà hội nghị chúng ta tổ chức họp trong ngày hôm nay chính là trụ sở của trung ương CLB Doanh nhân họ Nguyễn Việt Nam phụ trách 63 tỉnh thành trên toàn quốc có CLB Doanh nhân họ Nguyễn. Sau khi khai trương trụ sở CLB Doanh nhân họ Nguyễn Việt Nam đặt tại thành phố Hải Phòng, Ban lãnh đạo CLB đã kiện toàn ban lãnh đạo, phân công các chức vụ và nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên từ chủ tịch, phó chủ tịch thường trực, phó chủ tịch, ban cố vấn, tổng thư ký, phó tổng thư ký, chánh văn phòng, phó chánh văn phòng. Ban lãnh đạo CLB bắt đầu khai trương trụ sở CLB Doanh nhân họ Nguyễn tại các tỉnh thành như: Hà Nội, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc và các tỉnh thành khác trên toàn quốc. Kết quả đã có nhiều hợp đồng liên kết liên doanh được ký, các doanh nhân doanh nghiệp đã sử dụng sản phẩm của nhau, khai trương các siêu thị, cửa hàng kinh doanh các sản phẩm mang thương hiệu họ Nguyễn. Thời gian tới CLB Doanh nhân họ Nguyễn Việt Nam nói chung và CLB Doanh nhân họ Nguyễn thành phố Hải Phòng nói riêng cần thực hiện một số nhiệm vụ sau: 1 là: Củng cố danh sách hội viên, đóng quĩ CLB đầy đủ với mức 700.000 đ/ năm. Kêu gọi sự ủng hộ, hỗ trợ của các Doanh nhân Doanh nghiệp họ Nguyễn; 2 là: Tổ chức sinh hoạt theo tháng, 1 tháng/ 1 lần với hội viên CLB Doanh nhân họ Nguyễn Hải Phòng. Tổ chức sinh hoạt 1 quí/ 1 lần với hội viên CLB Doanh nhân họ Nguyễn Việt Nam; 3 là: Tổ chức các buổi tọa đàm, hội thảo về quản trị kinh doanh, kế toán thuế, chuyển giao công nghệ mới mang lại kiến thức cập nhật cho hội viên; 4 là: Quan tâm đến việc Hiếu của gia đình hội viên; 5 là: Tổ chức các chương trình giao lưu, tham quan học hỏi kinh nghiệm kinh doanh sản xuất của các doanh nhân hội viên; 6 là: CLB Doanh nhân họ Nguyễn Việt Nam kết nối kinh doanh với CLB Doanh nhân các dòng họ Việt Nam; 7 là: CLB Doanh nhân họ Nguyễn Việt Nam tuân theo chỉ đạo của Hội đồng họ Nguyễn Việt Nam và CLB Doanh nhân họ Nguyễn Hải Phòng tuân theo chỉ đạo của Hội đồng họ Nguyễn TP Hải Phòng. Với mục tiêu: Đoàn kết, Thương yêu, Phát triển, CLB Doanh nhân họ Nguyễn Việt Nam và CLB Doanh nhân họ Nguyễn Hải Phòng, quyết tâm phấn đấu thực hiện tốt những nhiệm vụ đã đề ra.
Thăm và làm việc với Công ty Tân Kế Toán
Ngày 21/10/2023, đoàn Hiệp hội Doanh nghiệp Nhỏ và vừa Hải Phòng đã có lịch thăm và làm việc với Công ty Tân Kế Toán có trụ sở tại số 59 và 65 đường vòng Cầu Niệm, quận Lê Chân, TP Hải Phòng. Theo Ms Nguyễn Thị Tân- Giám đốc Công ty TNHH Dịch vụ Tân Kế Toán: Công ty là nơi đào tạo và dịch vụ hàng đầu về kế toán tại Hải Phòng. Đến với Tân Kế Toán, khách hàng sẽ được tháo gỡ mọi khó khăn về nghiệp vụ kế toán thuế giúp công ty an tâm tập trung cho hoạt động kinh doanh. Các dịch vụ của doanh nghiệp: Chữ ký số; Hóa đơn điện tử; Phần mềm kế toán (Tân Kế Toán- Đối tác tin cậy cung cấp Phần mềm Kế toán của Maxv); Đào tạo kế toán thực tế; Nhân lực kế toán; Hoàn thuế GTGT, thuế TNDN; Tư vấn dịch vụ kế toán, thuế, kiểm toán; Hồ sơ BCTC vay vốn ngân hàng, đấu thầu; Hồ sơ thang bảng lương, nộp BHXH, BHYT, BHTN; Thủ tục giải thể, sáp nhập, thành lập doanh nghiệp. Với kinh nghiệm nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực kế toán, Tân Kế Toán sở hữu đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, có năng lực chuyên môn cao, vững tay nghề, hỗ trợ khách hàng toàn bộ mọi vấn đề liên quan đến các nghiệp vụ khó, sổ sách kế toán chuyên môn và các báo cáo cơ quan nộp thuế. Tân Kế Toán cung cấp dịch vụ tư vấn kế toán trọn gói là giải pháp phù hợp cho mọi doanh nghiệp.
Giới thiệu những võ sư họ Nguyễn ở Hải Phòng
Ngày 22/10/2023, xin giới thiệu tới độc giả một số gương mặt võ sư họ Nguyễn xuất sắc trong làng võ thuật Hải Phòng. Một là võ sư Nguyễn Tiến Hanh- Phó Chủ tịch TT CLB Doanh nhân họ Nguyễn Việt Nam, Chủ nhiệm CLB Doanh nhân họ Nguyễn Hải Phòng. Nguyên là trung tá quân đội, võ sư Nguyễn Tiến Hanh đã trả qua môi trường rèn luyện quân ngũ. Anh Hanh còn được mệnh danh là người “nam châm” khi có khả năng hút vào người khối đá nặng 135kg. Gương mặt thứ hai là võ sư cao cấp Nguyễn Thị Thanh Tâm, chị là võ sư cấp 18 của Liên đoàn võ thuật cổ truyền Việt Nam, trưởng môn sáng lập phái Uy Long. Năm 2010, Uy Long phái được mời biểu diễn trong chương trình phục vụ Đại lễ Thăng Long và giành 3 huy chương vàng. Năm 2012, Uy Long giành tiếp 4 huy chương vàng, 2 huy chương bạc cùng 11 huy chương đồng ở Giải võ thuật Hà Nội mở rộng, đứng 3/64 đoàn tham dự trong cả nước. Gương mặt thứ ba là võ sư Nguyễn Quốc Thắng- con trai thứ ba của đại võ sư Nguyễn Quốc Dũng. Võ sư Nguyễn Quốc Thắng hiện là Chủ nhiệm Võ đường Nguyễn Gia Võ Đạo có trụ sở tại Từ đường họ Nguyễn Hữu- số 37/229, đường Miếu Hai Xã, phường Dư Hàng Kênh, quận Lê Chân, TP Hải Phòng.
Những hoạt động khởi sắc của Trung tâm thư pháp, câu đối Hán Nôm học Hải Phòng
Ngày 22/10/2023, xin giới thiệu đến độc giả những hoạt động khởi sắc của Trung tâm thư pháp, câu đối Hán Nôm học Hải Phòng trực thuộc Hiệp hội Làng nghề Hải Phòng. Theo Nhà thư pháp Lê Thiên Lý- Phó Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Hải Phòng; Giám đốc Trung tâm thư pháp, câu đối Hán Nôm học Hải Phòng: Trải qua hơn 20 năm hoạt động, hiện Trung tâm có hơn 50 thành viên là các nghệ nhân thư pháp trong và ngoài Hải Phòng. Trung tâm đã tham gia các Lễ hội khai bút do thành phố và các địa phương tổ chức trong nhiều năm qua. Trung tâm thường xuyên tổ chức các chương trình giao lưu với các nhà thư pháp trên toàn quốc và quốc tế; tham gia các sự kiện viết thư pháp ở chốn tâm linh và trên đường phố; Tổ chức cuộc thi câu đối, thư pháp; Tổ chức triển lãm thư pháp; Tổ chức 20 khóa đào tạo viết thư pháp mang lại hiệu ứng tốt trong cộng đồng. Thời gian tới Trung tâm tiếp tục triển khai các nhiệm vụ đã đề ra và là một trong những đơn vị trực thuộc có thành tích xuất sắc trong Hiệp hội Làng nghề Hải Phòng.
Chiều thư pháp “Hoàng hạc lâu”
Ngày 22/10/2023 tại Đình Dư Hàng trên phố Chùa Hàng, phường Miếu Hai Xã, quận Lê Chân, TP Hải Phòng; Lớp Thư pháp K20 do Trung tâm Thư pháp Câu đối và Hán- Nôm học trực thuộc Hiệp hội Làng nghề TP Hải Phòng học bài số 14. Theo Kỷ lục gia, Nhà thư Pháp Lê Thiên Lý- Phó Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Hải Phòng; Giám đốc Trung tâm Thư pháp Câu đối và Hán- Nôm học Hải Phòng; giảng viên của các khóa Thư pháp; Kể từ khóa 20, mỗi buổi học, học viên sẽ được thưởng thức một bài thơ Hán Nôm, và ở buổi học thứ 14 này là bài thơ “Hoàng hạc lâu” của Thôi Hiệu: Tích nhân dĩ thừa hoàng hạc khứ/ Thử địa không dư Hoàng Hạc lâu/ Hoàng hạc nhất khứ bất phục phản/ Bạch vân thiên tải không du du/ Tình xuyên lịch lịch Hán Dương thụ/ Phương thảo thê thê Anh Vũ châu/ Nhật mộ hương quan hà xứ thị/ Yên ba giang thượng sử nhân sầu. Tản Đà dịch: Hạc vàng ai cưỡi đi đâu/ Mà nay Hoàng Hạc riêng lầu còn trơ/ Hạc vàng đi mất từ xưa/ Nghìn năm mây trắng bây giờ còn bay/ Hán Dương sông tạnh cây bày/ Bãi xưa Anh Vũ xanh dày cỏ non/ Quê hương khuất bóng hoàng hôn/ Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai. Tiếp đó lớp học từ mới. Học định nghĩa “thư pháp” là gì; học viết chữ “Tài”. Cũng trong buổi sinh hoạt lớp tổ chức mừng sinh nhật Nhà thư pháp Lê Thiên Lý. Chiều Thư pháp “Hoàng Hạc Lâu” vui vẻ và ý nghĩa.
MT