Những chuyến xe thồ- Truyện ngắn dự thi mã số 179 với chủ đề “Tình Cha”

Truyện ngắn dự thi mã số 179 của tác giả Phan Thị Châu Ngân (Đà Nẵng)

NHỮNG CHUYẾN XE THỒ

Ông Hoan dừng chiếc xe thồ sát tường. Xắn cao hai ống quần, ông thất thểu bước đến cái giếng cũ ở góc sân. Từng gàu nước trong vắt soi rõ những giọt mồ hôi lấm tấm trên gương mặt ông buồn bã. Những nếp da nhăn nheo cứ nhíu lại, giãn ra, liên tục theo từng tiếng thở dài thườn thượt.

Chợt, ông chắp miệng, tự thì thào với mình:

  • Chợ đò chán thiệt, lại sắp tới ngày nộp tiền học của mấy đứa, làm sao đây?

Ông cứ lúi húi cọ rửa hai bàn chân sần sùi đầy bụi bẩn, không để ý thấy bà Diệu đang tiến lại gần.

Nắng trưa giăng kín cả khoảnh sân. Mặt trời cháy rực neo ngay trên đỉnh đầu. Bà Diệu nhìn ông chằm chằm, quan sát một hồi lâu trước khi cất tiếng hỏi:

  • Chợ ngày ni ế lắm hả anh?

Ông Hoan giật mình, ngước nhìn bà Diệu với ánh mắt buồn rười rượi:

  • Ời má mi! Bữa ni hàng lớn hàng nhỏ, xe tải chở gần hết. Mình chạy xe máy, đọ sao được với người ta.
  • Thôi kệ, được chừng nào hay chừng đó. Sáng ni em mua ve chai cũng kha khá. Ráng ít bữa nữa, chắc cũng đủ tiền học mấy đứa.

Ông gật gật đầu, “ừ” gọn lỏn. Nét mặt chớm nhẹ nhàng hơn. Thi thoảng, ông Hoan liếc nhìn vào nhà, nhỡ hai đứa nhỏ nghe thấy lại đòi bỏ học.

Tháng trước, ông mang tiền học đến nộp cho thầy giáo của bé Hai. Trước khi đi, ông đếm cẩn thận từng tờ, vừa đủ 300.000 đồng. Ông ra tạp hóa gần nhà, nhờ người ta đổi thành tiền chẵn; đóng học phí mà một xấp tiền lẻ vậy thì xấu hổ.

Ông Hoan cẩn thận bỏ tiền vào bì thư, dán lại đàng hoàng, nắn nót viết mấy chữ “Học phí cháu Ngân Hạnh. Cảm ơn Thầy!”.

Trên đường chở con gái đi học, ông huyên thuyên đủ thứ chuyện. Ông kể “hồi xưa ba thèm học lắm, học cũng khá, mà ông bà nội nghèo quá. Mấy cô mấy chú của con thì đông, nên ông nội vừa khóc, vừa kêu ba nghỉ học. Thôi kệ, làm anh thì phải chịu chớ biết sao. Cho nên, con với thằng Út phải ráng học nghe chưa. Ba má còn lo được!”.

Nghe con nhỏ dõng dạc “dạ, con biết rồi” mà ông Hoan thấy lòng mình vui vui.

Con bé vào lớp, ông Hoan trực tiếp gửi học phí cho thầy giáo. Thầy mời ông uống chén trà vì chưa đến giờ học.

Bữa đó, thầy nắm tay ông, gửi lại bì thư. Thầy nói nhiều, chỉ chốt một câu “từ giờ anh không cần đóng học phí cho Ngân Hạnh. Nhưng đừng cho con bé biết, kẻo nó tự ái với bạn bè”. Ông Hoan cảm ơn thầy mà lòng dậy sóng.

Ông kể chuyện với bà Diệu. Thỉnh thoảng nhớ lại, hai vợ chồng cứ ngậm ngùi biết ơn thầy. Nhưng để có con chữ thời buổi giờ, đâu chỉ học một môn duy nhất, huống chi ông có đến hai đứa con. Ông phải tiếp tục tất tả ngược xuôi để chở những chuyến hàng nặng trĩu.

“Chỉ cần hai đứa nhỏ ráng học là được” – ông cứ lầm rầm trong miệng suốt mỗi chuyến xe, tự động viên mình nở nụ cười để tiếp tục cố gắng.

PTCN

…           

Có 180 truyện ngắn qua sơ khảo đăng trên trang web: datviethp.com

Hải Phòng: Vũ Hoàng Lâm, Bùi Sỹ Căn, Nguyễn Hùng, Vũ Ngọc Anh, Đào Thị Ngọc Lan, Phạm Văn Thi, Lê Thị Ngọc, Lê Việt Hùng, Bùi Mai Linh, Trần Thái Hưng; Hà Nội: Nguyễn Đức Thiêm, Nguyễn Lan Hương, Trung Thành, Vân Trang, Nguyễn Thị Tuyết, Bùi Thị Bích Hiền, Yến Dương, Đinh Thành Trung, Đặng Thị Thúy Tiên, Quang Huy, Nguyễn Thị Mai, Đinh Thị Hảo, Đặng Thảo; Hưng Yên: Nguyễn Quý Nghi, Nguyễn Thành Tuấn, Phan Thị Quỳnh, Lê Thị Mai Hiên; Quảng Ninh: Dương Phượng Toại, Nguyễn Thái Phú; TP Hồ Chí Minh: Lục Thị Hà My, Lê Thị Thanh Thương, Phạm Thảo Uyên, Nguyễn Đan Thụy, Nguyễn Thùy Dương, Nguyễn Trần Thanh Trúc, Nguyễn Nữ Thanh Thuận, Huỳnh Chính, Vũ Đình Đại; Thụy Sỹ: Hoàng Yến; Nam Định: Phạm Mai Hương; Hải Dương: Nguyễn Thị Hiền, Đoàn Thị Lan, Dương Anh Thanh; Mỹ: Trần Thanh Toàn; Cộng hòa Pháp: Nguyễn Nga; Nhật Bản: Tăng Hoàng Phi; Nghệ An: Thái Thị Lan Anh, Nguyễn Thị Doanh, Cao Văn Quyền, Đậu Thị Minh Trang; Liên bang Nga: Nguyễn Hắc Long; Khánh Hòa: Nguyễn Thúy Hà, Vũ Thị Thảo, Lê Đức Bảo; Quảng Ngãi: Châu Sa, Nguyễn Thị Yến Ngọc; Quảng Trị: Nguyễn Thị Thu Hà, Bùi Trương Mỹ Giang, Hoàng Hữu Hóa; Quảng Nam: Nguyễn Thị Thanh Thảo; Bà Rịa Vũng Tàu: Phạm Thanh Thảo, Cao Thị Hà, Mõ Chiều; Bắc Giang: Hương Lý, Trần Thị Thơm; Đắk Lắk: Trần Thị Hoa, Hoàng Ngọc Hương, Nguyễn Thị Hồng; Đà Nẵng: Lưu Thị Dung, Lê Thị Hồng Diễm, Nguyễn Thanh Trà; Thái Bình: Đinh Thị Phương Nhung, Tuệ Lam, Nguyễn Hạnh; Bến Tre: Phạm Trà Mị; Đồng Nai: Nguyễn Thị Ngọc Trâm, Trần Thị Kiều Trinh, Ngô Nữ Thùy Linh, Nguyễn Tâm Thanh, Nguyễn Quốc Toàn; Phú Yên: Võ Thị Hạnh Dung; Thanh Hóa: Trịnh Ngọc Lâm, Đào Thị Mai, Hà Thị Ánh Tuyết, Cao Thị Tỵ; Hà Tĩnh: Nguyễn Hồng Minh, Trần Phan Thùy Linh; Thừa Thiên- Huế: Nguyễn Đình Duy Lộc, Nguyễn Thị Trúc Nhi, Nguyễn Thị Bảo Ngọc, Nguyễn Thị Thanh Túy, Đặng Văn Sử, Ngàn Thương, Trang Thùy; Đồng Tháp: Huỳnh Thị Huyền Trâm; An Giang: Mỹ Dung; Long An: Đỗ Thị Tuyết Mai, Thi Hoàng Khiêm, Nguyễn Thanh Dũng; Gia Lai: Li Phan; Bình Dương: Hồng Minh, Trần Mặc, Trần Thu Thảo; Ninh Bình: Lê Văn Ngọc; Bắc Ninh: Nguyễn Huy Thảo; Lâm Đồng: Nguyễn Duy Vinh; Thái Nguyên: Hồ Điệp; Cà Mau: Tô Như Ý; Nam Định: Phạm Anh Tuấn; Điện Biên: Chu Anh Linh; Tiền Giang: Lê Yên Lam; Sóc Trăng: La Bửu Dung; Bình Thuận: Nguyễn Vũ An Hòa; Tây Ninh: Phùng Văn Định; Đà Nẵng: Phan Thị Ngọc Trang; Đắk Nông: Cẩm Tím; Cần Thơ: Phạm Thị Thúy Kiều, Hồ Quyền Trang; Hậu Giang: Phan Ngọc Huệ; CH Đức: Trần Minh Thịnh; Phú Thọ: Tiểu Du, Trần Thị Lệ Thu; Bình Định: Trương Thị Thúy; Hà Tĩnh: Phan Thị Thu Hiền; Bình Thuận: Quách Thái Di; Bình Phước: Lê Chung; Tây Ninh: Lê Thị Mỹ An; Vĩnh Phúc: Đỗ Thị Ngọc Bích.

BTC

Bài viết khác

Tác giả: minhtri