Truyện ngắn dự thi mã số 178 của tác giả Nguyễn Thị Yến Ngọc (Quảng Ngãi)
TÌNH CHA
Lan Hương đang ở cùng cha trong nhà. Bỗng nghe tiếng bác đưa thư:
– Ai là Lan Hương, ra nhận thư.
Lan Hương hớt hãi chạy ra:
– Ai gửi thư cho cháu thế, hả bác?
– Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh, cháu ạ.
Lan Hương hồi hộp nhận thư. Cô đợi bác đưa thư đi khuất. Cô mở thư ra xem. Chợt cô hét vang lên khiến cha cô trong bếp cũng giật mình:
– Cha ơi! Con được nhận học bổng toàn phần đi du học rồi.
Cha cô trong nhà đi ra:
– Có chuyện gì mà con hét to thế?- Con được đi du học rồi, cha ạ. Con vừa nhận được giấy báo, cha ạ.
Chúc mừng con nhé! Cha rất tự hào về con.
Lan Hương nhớ lại từ bé đến lớn, cô luôn sống trong vòng tay cha. Cái gì cha cũng lo cho, từ miếng ăn đến giấc ngủ. Nhà chỉ có hai cha con, mọi tình thương và hy vọng, cha cô đều dồn cho cô. Lan Hương vốn học giỏi lại siêng năng, chăm chỉ. Từ khi cha mất, một mình cha bươn chải, làm thuê làm mướn, lo cho cô ăn học. Lan Hương biết cha khổ cực vì mình. Cô chưa bao giờ làm cha thất vọng. Lúc nào, cô cũng cố gắng làm cha vui, bằng những điểm 10, những bằng khen hay những việc làm tốt. Cô hy vọng những điều đó có thể vơi đi phần nào nỗi nhọc nhằn của cha. Đêm trước khi thi đại học, cha cô dặn dò: “Con cứ cố gắng hết sức thôi. Dù kết quả có ra sao, cha vẫn tự hào về con”.
Nụ cười chợt tắt trên môi. Cô không muốn rời xa ngôi nhà thưa người, nhưng lại ấm áp vô cùng.
Cha ơi! Con vui lắm, nhưng con không muốn xa cha. Nhà mình chỉ có hai cha con. Con đi học xa rồi, ai lo cho cha. Cha có tuổi rồi, lại ở nhà một mình. Con thật sự không yên tâm. Hay con không đi nữa, con sẽ kiếm việc gì đó gần nhà để làm, để con được gần cha và chăm sóc cha.
– Con gái ngốc của cha. Du học là ước mơ của con. Ngày xưa, nhà cha nghèo, không có điều kiện học hành tới nơi tới chốn. Dù cha cực khổ đến đâu, cha vẫn lo cho con được. Con đừng lo cho cha. Cha còn có hàng xóm láng giềng nữa mà.
– Cha lúc nào cũng nghĩ cho con, luôn hy sinh mọi thứ vì con. Trái tim cha bao la và rộng lớn biết chừng nào. Vậy mà, con chưa làm gì được cho cha.
– Chỉ cần con học giỏi và ngoan ngoãn là cha vui lòng rồi. Người cha nào cũng mong con mình bình yên và hạnh phúc hết.
– Cha có biết không, hạnh phúc của con chính là cha. Nhìn cha vất vả, con thấy thương cha nhiều hơn. Sau này, con có lấy chồng, con sẽ chọn người nào biết yêu thương cha của con.
– cha nhìn thấy con ăn học thành tài. Sau này, con có công việc ổn định, đỡ nhọc nhằn hơn. Như vậy là cha an lòng rồi, con ạ. Đời cha khổ rồi, cha không muốn đời con phải khổ như cha nữa.
– Nhưng con sợ lắm. Ở nơi đất khách quê người, con lo lắm.
– Con đừng lo lắng quá. Cho dù tất cả mọi người không tin con, thì con đừng đánh mất niềm tin vào bản thân. cha tin con gái cha đủ bản lĩnh để vượt qua tất cả. cha không lo được cho con đầy đủ bằng bạn bằng bè. cha thấy có lỗi với con nhiều lắm.
– Con có cha là đủ rồi. cha là sức mạnh của con, là niềm tin để con tiến về phía trước. Con cảm ơn cha, vì cha đã sinh ra con, nuôi dạy con nên người. cha vừa làm cha, vừa làm cha. Con yêu cha nhiều lắm.
– Ai rồi đến lúc cũng trưởng thành thôi, phải rời xa sự bảo bọc, yêu thương của cha cha đúng là không dễ dàng gì. Con cứ coi như mình trải nghiệm ở môi trường mới, con sẽ học hỏi được nhiều điều hơn. Thời gian trôi nhanh lắm, con ạ. Ta đừng lãng phí thời gian vì những lúc yếu lòng, hãy mạnh cha tiến về phía trước.
– Dạ. Con sẽ nghe lời cha. Con sẽ cố gắng học thật tốt. Con sẽ đem vinh quang về cho cha. Con sẽ sống tốt.
– Được rồi. cha con mình vô ăn cơm. cha sẽ chọn một ngày nào đó, làm mâm cơm mời bà con hàng xóm chung vui, mừng con đậu đại học.
Ba ngày sau, một bữa cơm ấm cúng với sự có mặt của bà con láng giềng. Ai cũng mừng cho cô. Riêng cô, trong lòng gợi lên một nỗi buồn vì sắp xa cha. Cô đã quen sống với cha rồi, đột nhiên rời xa cha, quả là khó khăn. Nhưng cô tỏ ra vui vẻ, để cha cô yên tâm.
Rồi ngày đó cũng đến. cha cô tiễn cô ra bến xe đi thành phố. Hai cha con ôm nhau một hồi lâu. Và những giọt nước mắt của cô đã rơi.
– cha ở nhà, nhớ giữ gìn sức khỏe. Khi nào nhớ con, cha gọi điện cho con. cha đừng lo cho con. Con có thể tự lo cho bản thân. Con sẽ thành công trên con đường con đã chọn.
– Con gái con lứa, sống nơi đất khách quê người phải giữ lấy thân. Cố gắng học và sống hòa nhã với mọi người. cha không thể ở bên cạnh con những lúc quan trọng như thế này. Nhưng dù con đi đâu hay làm gì, cha vẫn ở phía sau dõi theo, cổ vũ, động viên con. Đừng lo cho cha. Thôi con đi đi. Kẻo trễ xe bây giờ.
– Vâng ạ. Chào cha. Con đi.
Cái bóng của Lan Hương dần dần bé lại và đi khuất. cha cô đứng nhìn cô đi khuất dần cho đến khi không nhìn thấy bóng cô nữa. Nỗi buồn hiện trên gương mặt của cha cô, khi không có cô bên cạnh. Đôi mắt ngân ngấn nước, chỉ chực trào ra. cha cô quay vào nhà. Căn nhà lại càng trống vắng hơn. Nhưng khi nghĩ đến con đường tương lai của cô được rộng mở, cha cô càng tự hào về đứa con gái bé bỏng.
Cha cô nở nụ cười hạnh phúc dưới ánh nắng ban mai.
NTYN
…
Có 180 truyện ngắn qua sơ khảo đăng trên trang web: datviethp.com
Hải Phòng: Vũ Hoàng Lâm, Bùi Sỹ Căn, Nguyễn Hùng, Vũ Ngọc Anh, Đào Thị Ngọc Lan, Phạm Văn Thi, Lê Thị Ngọc, Lê Việt Hùng, Bùi Mai Linh, Trần Thái Hưng; Hà Nội: Nguyễn Đức Thiêm, Nguyễn Lan Hương, Trung Thành, Vân Trang, Nguyễn Thị Tuyết, Bùi Thị Bích Hiền, Yến Dương, Đinh Thành Trung, Đặng Thị Thúy Tiên, Quang Huy, Nguyễn Thị Mai, Đinh Thị Hảo, Đặng Thảo; Hưng Yên: Nguyễn Quý Nghi, Nguyễn Thành Tuấn, Phan Thị Quỳnh, Lê Thị Mai Hiên; Quảng Ninh: Dương Phượng Toại, Nguyễn Thái Phú; TP Hồ Chí Minh: Lục Thị Hà My, Lê Thị Thanh Thương, Phạm Thảo Uyên, Nguyễn Đan Thụy, Nguyễn Thùy Dương, Nguyễn Trần Thanh Trúc, Nguyễn Nữ Thanh Thuận, Huỳnh Chính, Vũ Đình Đại; Thụy Sỹ: Hoàng Yến; Nam Định: Phạm Mai Hương; Hải Dương: Nguyễn Thị Hiền, Đoàn Thị Lan, Dương Anh Thanh; Mỹ: Trần Thanh Toàn; Cộng hòa Pháp: Nguyễn Nga; Nhật Bản: Tăng Hoàng Phi; Nghệ An: Thái Thị Lan Anh, Nguyễn Thị Doanh, Cao Văn Quyền, Đậu Thị Minh Trang; Liên bang Nga: Nguyễn Hắc Long; Khánh Hòa: Nguyễn Thúy Hà, Vũ Thị Thảo, Lê Đức Bảo; Quảng Ngãi: Châu Sa, Nguyễn Thị Yến Ngọc; Quảng Trị: Nguyễn Thị Thu Hà, Bùi Trương Mỹ Giang, Hoàng Hữu Hóa; Quảng Nam: Nguyễn Thị Thanh Thảo; Bà Rịa Vũng Tàu: Phạm Thanh Thảo, Cao Thị Hà, Mõ Chiều; Bắc Giang: Hương Lý, Trần Thị Thơm; Đắk Lắk: Trần Thị Hoa, Hoàng Ngọc Hương, Nguyễn Thị Hồng; Đà Nẵng: Lưu Thị Dung, Lê Thị Hồng Diễm, Nguyễn Thanh Trà; Thái Bình: Đinh Thị Phương Nhung, Tuệ Lam, Nguyễn Hạnh; Bến Tre: Phạm Trà Mị; Đồng Nai: Nguyễn Thị Ngọc Trâm, Trần Thị Kiều Trinh, Ngô Nữ Thùy Linh, Nguyễn Tâm Thanh, Nguyễn Quốc Toàn; Phú Yên: Võ Thị Hạnh Dung; Thanh Hóa: Trịnh Ngọc Lâm, Đào Thị Mai, Hà Thị Ánh Tuyết, Cao Thị Tỵ; Hà Tĩnh: Nguyễn Hồng Minh, Trần Phan Thùy Linh; Thừa Thiên- Huế: Nguyễn Đình Duy Lộc, Nguyễn Thị Trúc Nhi, Nguyễn Thị Bảo Ngọc, Nguyễn Thị Thanh Túy, Đặng Văn Sử, Ngàn Thương, Trang Thùy; Đồng Tháp: Huỳnh Thị Huyền Trâm; An Giang: Mỹ Dung; Long An: Đỗ Thị Tuyết Mai, Thi Hoàng Khiêm, Nguyễn Thanh Dũng; Gia Lai: Li Phan; Bình Dương: Hồng Minh, Trần Mặc, Trần Thu Thảo; Ninh Bình: Lê Văn Ngọc; Bắc Ninh: Nguyễn Huy Thảo; Lâm Đồng: Nguyễn Duy Vinh; Thái Nguyên: Hồ Điệp; Cà Mau: Tô Như Ý; Nam Định: Phạm Anh Tuấn; Điện Biên: Chu Anh Linh; Tiền Giang: Lê Yên Lam; Sóc Trăng: La Bửu Dung; Bình Thuận: Nguyễn Vũ An Hòa; Tây Ninh: Phùng Văn Định; Đà Nẵng: Phan Thị Ngọc Trang; Đắk Nông: Cẩm Tím; Cần Thơ: Phạm Thị Thúy Kiều, Hồ Quyền Trang; Hậu Giang: Phan Ngọc Huệ; CH Đức: Trần Minh Thịnh; Phú Thọ: Tiểu Du, Trần Thị Lệ Thu; Bình Định: Trương Thị Thúy; Hà Tĩnh: Phan Thị Thu Hiền; Bình Thuận: Quách Thái Di; Bình Phước: Lê Chung; Tây Ninh: Lê Thị Mỹ An; Vĩnh Phúc: Đỗ Thị Ngọc Bích.
BTC