Trao đổi tìm hiểu về cầu cổ Thượng Gia Kiều

Ngày 24/4/2021, chúng tôi đã tới tham quan cây cầu cổ Thượng Gia Kiểu ở thôn Thượng Nông, xã Nam Minh, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định. Cầu có kết cấu kiểu “Thượng gia,  hạ kiều” được liên kết chủ yếu gồm phần cầu ở dưới, phần kết cấu khung gỗ và hệ mái bên trên. Bố cục mặt bằng của công trình có kết cấu kiểu “chữ nhất” hai đầu cầu nối hai bờ sông Ngọc. Đường dẫn lên cầu được lát bằng các phiến đá xanh và láng vữa xi măng. Phần thượng gia được cấu thành bởi bộ khung bằng gỗ tạo thành một mái nhà ở trên. Phía trên đầu hồi đắp đại tự với 3 chữ Hán “Thượng Gia Kiều”. Bộ khung của công trình lắp dựng bằng gỗ lim chia thành 11 gian, thành lan can, nằm ở hai bên thành cầu ở giữa sông được xây bằng gạch vữa, trên thành lan can được gia công kiểu “chấn song con tiện” bằng gỗ. Lan can của cầu đã trở thành chỗ ngồi nghỉ ngơi, ngắm cảnh sông nước lý tưởng cho nhân dân địa phương. Sự xuất hiện và tồn tại của cầu gắn liền với một nhân vật lịch sử là bà chúa Nguyễn Thị Ngọc Xuân là vợ chúa Trịnh đã công đức xây cầu. Cầu là một công trình độc đáo, di sản thắng tích quý giá của địa phương, đánh dấu một bước phát triển của nền kiến trúc cổ Việt Nam vào thế kỷ 18, công trình được xếp hạng di tích lịch sử cấp Quốc gia năm 2012.

MT

Bài viết khác

Tác giả: minhtri